Thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời đại số hóa hiện nay vì cho phép người dùng mua hàng chỉ với những thao tác đơn giản. Cũng nhờ tính linh hoạt và tiện lợi mà hình thức kinh doanh này thu hút được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, cần lưu ý kinh doanh online nhưng người bán vẫn phải có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ. Vì còn khá mới lạ nên chắc hẳn nhiều người chưa nắm rõ việc nộp thuế khi kinh doanh trên nền tảng này. Sau đây, Sài Nam sẽ chia sẻ một số thông tin về thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Lợi ích của hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Đa số người bán trên sàn thương mại điện tử là cá nhân vì giúp tiết kiệm nhiều chi phí và dễ dàng thiết lập kinh doanh. Dưới đây là một số lý do vì sao kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ:

  • Giảm chi phí: Kinh doanh trên sàn TMĐT giảm thiểu chi phí cho việc thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, bảo trì và chi phí nhân viên.
  • Tăng tính cạnh tranh: Kinh doanh trên sàn TMĐT giúp các doanh nghiệp và cá nhân tăng tính cạnh tranh bằng cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng và giá cả cạnh tranh.
  • Tối ưu hóa chiến lược quảng cáo: Kinh doanh trên sàn TMĐT giúp các doanh nghiệp và cá nhân tối ưu hóa chiến lược quảng cáo và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
  • Tính linh hoạt: Sàn thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp và cá nhân linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm, dịch vụ và giá cả một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Các loại thuế cá nhân phải nộp khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân kinh doanh bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc đối tượng kê khai và nộp thuế.

Đối tượng kê khai nộp thuế

Cá nhân có doanh thu hằng năm trên 100 triệu đồng phải kê khai nộp thuế TNCN và thuế GTGT hoặc uỷ quyền cho chủ Sở hữu sàn thương mại điện tử kê khai nộp thuế thay.

Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng,, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.

- Tỷ lệ thuế GTGT: 1%

- Tỷ lệ thuế TNCN: 0.5%

Tỷ lệ tính thuế áp dụng cho cá nhân bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Thời hạn kê khai, nộp thuế

Đối tượngThời hạn nộpHồ sơ khai thuế
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinhChậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế- Tờ khai thuế mẫu 01/CNKD Thông tư 40/2021/TT-BTC
- Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-1/BK-CNKD (nếu cá nhân  ủy quyền cho tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử khai, nộp thuế thay) 
- Các tài liệu kèm theo gồm:
- Bản sao hợp đồng kinh tế
- Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
- Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa....
Hộ khoánChậm nhất là ngày 15/12 năm trước liền kề năm tính thuế đối với hộ khoánTờ khai thuế mẫu 01/CNKD Thông tư 40/2021/TT-BTC

Nơi nộp hồ sơ khai thuế

Nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh.

Tư vấn thuế sài Nam

Trên đây là sẻ của chúng tôi về thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.