Giấy phép kinh doanh được xem là “kim bài” cho phép doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định khi đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Đây được xem là một giấy tờ pháp lý quan trọng khẳng định doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước kiểm tra, quản lý, đặc biệt về nghĩa vụ nộp thuế. Sau đây Sài Nam sẽ giới thiệu đến quý độc giả về loại giấy phép này

1. Giấy phép kinh doanh (GPKD) gồm những gì?

– Thông thường khi thành lập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được đăng ký kinh doanh bất kể ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, để được kinh doanh những ngành nghề xếp trong danh mục “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện” thì phải có Giấy phép kinh doanh, thuật ngữ trong ngành là ‘Giấy phép con”

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

– GPKD bao gồm những hình thức sau đây: (theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020)

2. Những ngành nghề cần có GPKD

Một số ngành nghề đặc thù có thể tiềm ẩn rủi ro, có thể gây nhiều mối nguy hại cho xã hội nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, muốn kinh doanh những ngành nghề này phải đáp ứng được điều kiện theo quy định Nhà nước. Gần đây, xôn xao vụ cháy phòng karaoke khiến nhiều người mất mạng. Phòng karaoke được bố trí thành từng phòng kín, rất dễ xảy ra cháy nổ, cơ quan nhà nước cũng đã quy định phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy khi kinh doanh loại hình dịch vụ này nhưng nhiều cơ sở kinh doanh chỉ thực hiện qua loa dẫn đến sự việc đáng tiếc như trên. Từ sự việc trên, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của GPKD. Đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, cần có những loại giấy phép sau:

    • Giấy phép kinh doanh karaoke
    • Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy
    • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Danh mục các ngành nghề cần có GPKD được quy định tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Sau đây là một vài trường hợp tiêu biểu:

Ngành nghề Loại giấy phép

Cơ quan cấp

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế Sở Du lịch
Kinh doanh khách sạn Quyết định Công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch Sở Văn hóa – Thể thao
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Sở Y Tế
Hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) Sở Giáo dục
Kinh doanh thuốc thú ý Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Chi cục Thú y tỉnh
Sản xuất thuốc thú y Giấy phép sản xuất thuốc thú y Cục thú y
Trường mầm non Quyết định cho phép thành lập trường Sở giáo dục
Sản xuất mỹ phẩm Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm Sở y tế
Kinh doanh phòng khám đa khoa Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám Sở Y Tế
Kinh doanh phòng khám chuyên khoa: Nha khoa, … Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám Sở Y Tế
Kinh doanh phòng khám vật lý trị liệu, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám Sở Y Tế
Dạy nghề Giấy phép dạy nghề của cơ sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Sản xuất phim Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim Cục điện ảnh
Kinh doanh vận tải bằng ô tô Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Sở Giao Thông Vận tải
Hoạt động khuyến mãi Giấy phép khuyến mãi theo chương trình Sở Công Thương
Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài Giấy phép mở Văn phòng đại diện tại nước ngoài Sở Công Thương
Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

3. Thành phần hồ sơ xin cấp GPKD

Hồ sơ đăng ký làm GPKD cơ bản sẽ bao gồm:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
    • Bản điều lệ công ty
    • Bản phương án kinh doanh dự kiến
    • Thông tin/Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập
    • Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp
    • Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.

4. Xử phạt vi phạm hoạt động kinh doanh theo GPKD

Vì đây là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng nên vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh theo GPKD bị xử phạt, mức phạt được quy định tại Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau: 

Hành vi

Mức phạt

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng – Viết thêm, tẩy xóa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép
– Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh
– Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng – Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép được cấp
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng – Kinh doanh ngành, nghề có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh
– Kinh doanh ngành, nghề điều kiện khi giấy phép kinh doanh hết hiệu lực
– Kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động
– Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng – Tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức là gấp đôi.

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về giấy phép kinh doanh. Việc xin cấp Giấy phép kinh doanh phải được thực hiện chính xác và kịp thời để không làm chậm trễ tiến độ kinh doanh, hãy liên hệ với Sài Nam để được tư vấn và hỗ trợ các gói dịch vụ tối ưu nhất

Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán – Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *