Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, doanh nghiệp có thể cân nhắc tạm ngừng hoạt động. Đây là một giải pháp tối ưu vì doanh nghiệp có thể quay lại kinh doanh sau khi ổn định hơn và thủ tục tạm ngừng cũng đơn giản hơn so với ngừng kinh doanh hoàn toàn (giải thể). Khi đăng ký tạm ngừng, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sẽ chuyển sang trạng thái “Tạm ngừng kinh doanh”. Ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng là ngày mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi tạm ngừng việc kinh doanh Theo khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo.

Trường hợp doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Lưu ý: Hộ kinh doanh tạm ngừng từ 30 ngày trở xuống thì không phải làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. 2. Hướng dẫn hồ sơ tạm ngừng

Hồ sơ

DNTN Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần Hộ kinh doanh

Thông báo tạm ngừng KD

✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️

Sao y CCCD/CMND/hộ chiếu người thực hiện

✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️

Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc tạm ngừng

✔️ ✔️

Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng

✔️

Quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc tạm ngừng

✔️ ✔️

Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ)

✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Nơi nộp hồ sơ:

3. Thông báo với cơ quan thuế về việc tạm ngừng Theo Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định: Doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan thuế. Chỉ cần thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế về tình trạng tạm ngừng kinh doanh của người nộp thuế chậm nhất không quá 2 ngày kể từ này nhận được hồ sơ của người nộp thuế. 4. Kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng Nghĩa vụ kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau: - Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng KD (trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm) - Cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động - Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn, không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. (Nếu được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn) 5. Đối với lệ phí môn bài Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp thuế có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngưng hoạt động trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng 02 điều kiện sau: - Văn bản xin tạm ngưng hoạt động gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm - Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. 6. Quy định về thời hạn tạm ngừng Thời hạn tạm ngừng hoạt động có sự khác nhau giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo Nghị định 01/2021 như sau:

7. Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng
ơ sở kinh doanh khi tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bị xử phạt hành chính với mức như sau: - Đối với doanh nghiệp: 10 - 15 triệu đồng (khoản 1 Điều 50 Nghị định 122/2020/NĐ-CP) - Đối với hộ kinh doanh: 5 - 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2020/NĐ-CP

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp. Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: