RỦI RO TRONG KHAI, NỘP THUẾ TNDN
Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Việt Nam áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp , tức là người nộp thuế sẽ tự xác định các thành phần cấu thành thu nhập tính thuế bao gồm doanh thu, chi phí, các khoản ưu đãi thuế, thu nhập được miễn thuế…Cơ quan thuế chỉ có trách nhiệm hỗ trợ người nộp thuế nắm vững các chính sách thuế, về các thủ tục kê khai và quyết toán thuế chứ không có trách nhiệm ra thông báo nộp và kiểm tra quyết toán thuế TNDN hàng năm. Việc trao quyền “tự chủ” cho người nộp thuế chắc chắn không tránh khỏi rủi ro trong việc xác định chính xác số thuế phải nộp, nộp chậm so với thời hạn quy định..
1. Cách tính số thuế TNDN phải nộp
Theo Điều 1,2 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn cách tính số thuế TNDN phải nộp như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) |
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác |
Các thành phần để xác định số thuế TNDN phải nộp bao gồm:
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Chi phí được trừ là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được loại ra khỏi thu nhập tính thuế TNDN. Khoản này đã được đề cập trong bài viết trước. Xem thêm: Cách xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Thu nhập khác là khoản thu nhập không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tính vào thu nhập chịu thuế.
- Thu nhập miễn thuế: thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Xem quy định các khoản được miễn thuế tại đây.
- Các khoản lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế: số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. Xem thêm tại đây.
2. Thời hạn tạm nộp, quyết toán thuế TNDN
Căn cứ theo Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
- Hàng quý, người nộp thuế thực hiện nộp thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau (khoản 1 Điều 55)
- Hàng năm, người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. (Điều 44)
3. Rủi ro trong việc nộp và quyết toán thuế TNDN
Có 3 rủi ro chủ yếu như sau:
STT | Hành vi |
Mức phạt |
1 | Chậm nộp tiền thuế |
Phạt chậm nộp = 0.03%*số tiền thuế chậm nộp*số ngày chậm nộp |
2 |
Khai sai làm thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn |
Người nộp thuế (NNT) được khai bổ sung khi phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót trong thời hạn 10 năm kết từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót với điều kiện trước khi cơ quan thuế (CQT) thanh tra, kiểm tra
|
3 |
Những hành vi dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế như sau: |
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận (nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự) |
Không ghi chép các khoản thu liên quan đến xác định số thuế phải nộp trong sổ kế toán |
||
Không kê khai hoặc kê khai không trung thực làm thay đổi nghĩa vụ thuế |
||
Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế |
||
Hủy bỏ chứng từ, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn |
||
Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm hoàn |
Thời hiệu xử phạt hành chính về thuế:
- Vi phạm thủ tục thuế: 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm
- Khai sai làm thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm hoàn và hành vi trốn thuế (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự): 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Nếu quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
NNT không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đầy đủ tiền thuế truy thu (bao gồm số tiền thuế thiếu, số trốn, số được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định) trong thời hạn 10 năm trở về trước (nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước nếu không đăng ký thuế), kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm
4. Gợi ý một số điểm cần rà soát
Để hạn chế những rủi ro trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để việc khai, nộp thuế TNDN được thực hiệu quả hơn. Việc rà soát sẽ tập trung vào việc kiểm tra các khoản doanh thu, tính hợp lý của chi phí và hóa đơn, chứng từ, bao gồm những điểm như sau:
- Cần chú ý xác định đúng doanh thu, chi phí của hàng khuyến mại hoặc dùng để quảng cáo
- Phân biệt giữa doanh thu, chi phí thực tế phát sinh (kể cả dùng để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn chứng từ) (theo chế độ kế toán) với doanh thu thu tính thuế, chi phí với được phép trừ khi tính thuế TNDN (theo quy định của thuế)
Ví dụ
Theo quy định của kế toán |
Theo quy định của thuế |
|
Doanh thu xuất khẩu |
Được ghi nhận khi hàng hóa chuyển sang mạn tàu để xuất khẩu | Được ghi nhận khi hoàn tất thủ tục hải quan |
Chênh lệch tỷ giá cuối năm |
Xác định tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ. | Chỉ xác định chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của các khoản nợ phải trả. |
- Rà soát tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra
+ Đối với chứng từ: rà soát các khoản chi lương, thưởng, bảo hiểm, bảng kê mua vào bán ra..(có thể bổ sung HĐLĐ, bản cam kết không khấu trừ thuế TNCN của NLĐ còn thiếu nếu được cho phép)
+ Đối với hình thức thanh toán: hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Lưu ý về các khoản chi liên quan đến hoạt động phòng, chống Covid 19
+ Chi phí cách ly cho NLĐ
+ Chi ủng hộ địa phương phòng, chống dịch
- Đối với các cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu thay cho nhà cung cấp nước ngoài thì phải kiểm tra, rà soát hồ sơ kê khai, khấu trừ thuế nhà thầu để tránh những rủi ro không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế phát hiện sẽ dẫn đến:
+ Bị truy thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
+ Ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
+ Ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp trong việc hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những rủi ro khi xác định số thuế TNDN phải nộp. Để hạn chế những sai sót không đáng có như trên gây tổn thất chi phí cho doanh nghiệp của bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Sài Nam để được hỗ trợ Soát xét hồ sơ Thuế - Lập báo cáo năm.
Dịch vụ soát xét hồ sơ thuế tại Sài Nam có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Đảm bảo uy tín: Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
- Giảm thiểu rủi ro: Mang lại sự an tâm cho doanh nghiệp khi quyết toán thuế, các nghiệp vụ được điều chỉnh chính xác nhất, hạn chế các rủi ro
- Hỗ trợ tư vấn: tư vấn giúp tối ưu chi phí thuế cho khách hàng những vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật