QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ


Mã số thuế là công cụ để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế, hay có thể nói là một thứ trong thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp, cá nhân chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản …). Khi đó mã số thuế ở trạng thái “ngừng hoạt động”. Khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái “NNT đang hoạt động”. Thủ tục xin khôi phục như thế nào chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm vì theo thống kê của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chỉ mới tháng đầu năm 2023 đã có hơn 15.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, sau đây hãy cùng Sài Nam giải đáp vấn đề này nhé!

1. Mã số thuế là gì?
Về hình thức, theo khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, mã số thuế là một dãy số gồm 10 hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế. Mã số thuế liên đới với người nộp thuế và cơ quan thuế.
- Người nộp thuế bao gồm:
+ Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế 
+ Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế. 
- Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
+ Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực
+ Cơ quan hải quan: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

Vậy người nộp thuế được khôi phục mã số thuế trong trường hợp nào?
2. Các trường hợp được khôi phục mã số thuế
Theo Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019, có 2 trường hợp khi khôi phục mã số thuế:
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp được khôi phục tình trạng pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, khi đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh thì đồng thời được khôi phục mã số thuế.
Trường hợp 2: Trong 1 số tình huống, khi muốn khôi phục mã số thuế người nộp thuế phải nộp hồ sơ đề nghị khôi phục đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Bao gồm những tình huống sau:

 

Trường hợp

Điều kiện được khôi phục

(1) Bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động (hoặc Giấy phép tương đương)

Cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép

(2) Ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Khi cơ quan đăng ký kinh doanh (hoặc cơ quan quản lý khác) chưa ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hộ kinh doanh)
Người nộp thuế cam kết hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các khoản phạt vi phạm hành chính về thuế.

(3) Đã gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế nhưng đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại

Khi chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Sau khi biết được các trường hợp về khôi phục mã số thuế, hãy cùng tiếp tục tìm hiểu xem thủ tục này đối với từng trường hợp như thế nào nhé!

3. Quy trình khôi phục mã số thuế của người nộp thuế
Trường hợp 1: Khi cơ quan thuế nhận được giao dịch khôi phục tình trạng pháp lý đối với doanh nghiệp trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế, cơ quan thuế thực hiện (khoản 2 Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC)
Trường hợp 2
Cụ thể theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về thủ tục khôi phục mã số thuế của người nộp thuế như sau:
(1) Đối với người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi 
Trách nhiệm của người nộp thuế: nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ văn bản thu hồi. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế Mẫu số 25/ĐK-TCT 
+ Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập/hoạt động (hoặc Giấy phép tương đương) 

Trách nhiệm của cơ quan thuế

- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế thực hiện:
+ Lập Thông báo về việc khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT
+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế/Thông báo mã số thuế (nếu người nộp thuế đã nộp bản gốc theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế)
- Cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo


(2) Đối với trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở
Trách nhiệm của người nộp thuế: Người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế Mẫu số 25/ĐK-TCT đến cơ quan thuế trước ngày ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Trách nhiệm của cơ quan thuế
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế:
+ Lập danh sách về hồ sơ khai thuế, hóa đơn, số tiền thuế còn thiếu tính đến thời điểm nộp hồ sơ khôi phục và xử phạt hành vi vi phạm về thuế
+ Lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế theo mẫu số 15/BB-BKD, có chữ ký xác nhận của người nộp thuế.
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ xử phạt hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đầy đủ số tiền thuế ,cơ quan thuế thực hiện:
 + Lập Thông báo về việc khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT
+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế /Thông báo mã số thuế (nếu người nộp thuế đã nộp bản gốc theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế)
- Cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo 
- Cơ quan thuế công khai Thông báo về việc khôi phục mã số thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế


(3) Đối với trường hợp doanh nghiệp xin đóng mã số thuế nhưng nay muốn khôi phục hoạt động
Trách nhiệm của người nộp thuế: Người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế Mẫu số 25/ĐK-TCT trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Trách nhiệm của cơ quan thuế

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế lập danh sách về hồ sơ khai thuế, hóa đơn, số tiền thuế còn thiếu tính đến thời điểm nộp hồ sơ khôi phục và xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về thuế
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ xử phạt hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đầy đủ số tiền thuế ,cơ quan thuế thực hiện:
+ Lập Thông báo về việc khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT
+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế / Thông báo mã số thuế (nếu người nộp thuế đã nộp bản gốc theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế)
- Cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo

 

Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế không đầy đủ hoặc không được khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo không được khôi phục mẫu số 38/TB-ĐKT 

Tư vấn thuế Sài Nam