CÁC TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN KHÔNG HỢP PHÁP
Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào: (Điều 15 thông tư 26/2015/TT-BTC)
- Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên
- Hàng hóa, sản phẩm làm ra thuộc diện chịu thuế GTGT
Điều kiện để khoản chi được xem là chi phí hợp lý: (Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
- Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên
Có thể thấy, hóa đơn là căn cứ để doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN, làm giảm bớt số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nên hóa đơn là một chứng từ hết sức quan trọng trọng việc kê khai và nộp thuế. Nhận thức được tầm quan trọng, nhiều đơn vị đã sử dụng hóa đơn một cách bất hợp pháp gây ra nhiều rủi ro về thuế, sẽ bị xử phạt nặng. Sau đây hãy cùng Sài Nam tìm hiểu về hành vi này.
1. Các trường hợp hóa đơn không hợp pháp
Các trường hợp được xem là sử dụng hóa đơn không hợp pháp được quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Hóa đơn giả
(2) Hóa đơn đã hết giá trị sử dụng hoặc chưa có giá trị sử dụng
(3) Hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
(4) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế
(5) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
(6) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước
(7) Hóa đơn đã bị cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác kết luận là không hợp pháp.
2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Như đã nêu trên, hóa đơn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích về thuế của bên mua, việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp sẽ bị phạt nặng với số tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức là bên mua và buộc phải hủy hóa đơn đã sử dụng (khoản 1 Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP), ngoại trừ các trường hợp sau:
Trường hợp 1:
- Sử dụng hóa đơn mua vào không hợp pháp:
+ Làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm.
+ Người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn thuộc về bên bán hàng và đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định khi cơ quan thuế kiểm tra.
⇒ Bị xử phạt với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
- Mức xử phạt: 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định.
- Biện pháp khắc phục:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế nộp thiếu và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau
Trường hợp 2:
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm
⇒ Bị xử phạt về hành vi trốn thuế
+ Có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên: 1 lần số tiền thuế trốn
+ Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: 1,5 lần số tiền thuế trốn
+ Có 01 tình tiết tăng nặng: 2 lần số tiền thuế trốn
+ Có 02 tình tiết tăng nặng: 2,5 lần số tiền thuế trốn
+ Có từ 03 tình tiết tăng nặng trở lên: 3 lần số tiền thuế trốn
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp đủ số thuế trốn vào ngân sách nhà nước;
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Tư vấn thuế Sài Nam
Sài Nam hiểu được doanh nghiệp nào cũng có những gánh nặng về chi phí như chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tiền lương… trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay khi doanh thu giảm mà chi phí vẫn tăng hoặc không giảm. Hãy để Sài Nam chia sẻ gánh nặng này, chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chi phí thuế nhưng vẫn dựa trên những tiêu chuẩn pháp luật đề ra, đảm bảo không gây ra rủi ro về pháp lý sau này.
Những dịch vụ Kế toán - Thuế hiện nay chúng tôi đang cung cấp: