KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ KHI CÁ NHÂN CHO THUÊ TÀI SẢN

Việc cá nhân cho tổ chức thuê tài sản đang rất phổ biến và đối với thu nhập phát sinh từ việc cho thuê cá nhân nhân phải có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ vào Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nắm rõ quy định về kê khai và nộp thuế khi cho cho thuê tài sản, ở bài viết này Sài Nam sẽ tổng quát quy định về thuế một cách dễ hiểu nhất, mời quý độc giả xem ngay sau đây!
1. Loại tài sản cho thuê Trước hết, cần nắm được cho thuê tài sản bao gồm những loại tài sản gì? Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê những tài sản bao gồm:

2. Các loại thuế phải nộp Nguyên tắc tính thuế: Cá nhân có doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT và lệ phí môn bài. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch. ⇒ Như vậy, khi cá nhân có doanh thu cho thuê tài sản từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp thuế, cách tính thuế như sau:
Thuế GTGT Thuế TNCN Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, số thuế phải nộp khi cho thuê tài sản được xác định theo công thức sau:
    • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT (5%)
    • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN (5%)
Trong đó: - Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu cho thuê tài sản đã bao gồm thuế Trường hợp bên thuê tài sản trả tiền trước cho nhiều năm thì cá nhân cho thuê tài sản khai thuế, nộp thuế một lần đối với toàn bộ doanh thu trả trước. Theo đó, số thuế phải nộp một lần là tổng số thuế phải nộp của từng năm dương lịch. - Tỷ lệ tính thuế căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Lệ phí môn bài Mức đóng lệ phí môn bài căn cứ vào doanh thu cho thuê theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sau đây:
Doanh thu

Mức lệ phí môn bài

Trên 500 triệu đồng/năm 1 triệu đồng/năm
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm
3. Quy định về khai thuế Tùy vào từng trường hợp sẽ áp dụng quy định kê khai khác nhau, quý độc giả cần chú ý để làm cho đúng nhé!
    • Trường hợp 1: Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

Hồ sơ khai thuế (khoản 1 Điều 14 Thông tư 40/2021/TT-BTC) + Tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản theo mẫu số 01/TTS + Hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng + Phụ lục bảng kê chi tiết hợp đồng cho thuê tài sản theo mẫu số 01-1/BK-TTS + Bản sao hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng 

  • Trường hợp 2: Tổ chức thuê tài sản khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản
Nếu hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận bên đi thuê là người nộp thuế thì tổ chức thuê tài sản sẽ phải khai và nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản.

Hồ sơ khai thuế (khoản 1 Điều 16 Thông tư 40/2021/TT-BTC) + Tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản theo mẫu số 01/TTS *Trên tờ khai tích chọn “Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế thay, nộp thuế thay theo pháp luật thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu hoặc ký điện tử theo quy định. + Bản sao hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng + Phụ lục bảng kê chi tiết hợp đồng cho thuê tài sản theo mẫu số 01-2/BK-TTS + Bản sao hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng 

Xem thêm: Điều kiện để chi phí thuê tài sản của cá nhân được xem là chi phí hợp lý

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thuế khi cá nhân cho thuê tài sản, đây là một thủ tục không quá phức tạp, nhưng còn lạ lẫm với hầu hết cá nhân dẫn đến sai sót trong việc kê khai thuế . Để được hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Sài Nam, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn giải pháp hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Kế toán - Thuế và Pháp lý doanh nghiệp, Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.