QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN LỖ KHI TÍNH THUẾ TNDN


Thu nhập miễn thuế theo quy định và các khoản lỗ được loại ra khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Hai khoản này góp phần làm giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp, được cơ quan thuế kiểm soát rất chặt chẽ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải cẩn trọng trong việc phải xác định những khoản này. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ một số quy định về việc chuyển lỗ khi xác định thuế Thu nhập doanh nghiệp.
 

1. Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi những khoản chi phí hợp lý. Căn cứ vào thu nhập tính thuế để xác định số thuế phải nộp
 

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

(Theo Điều 1,2 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

Trong đó:

  1. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  2. Chi phí được trừ là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được loại ra khỏi thu nhập tính thuế TNDN. Khoản này đã được đề cập trong bài viết trước. Xem thêm: Cách xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
  3. Thu nhập khác là khoản thu nhập không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tính vào thu nhập chịu thuế.
  4. Thu nhập miễn thuế: thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Xem quy định các khoản được miễn thuế tại đây.
  5. Các khoản lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế: số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang

 

2. Quy định về chuyển lỗ
Quy định về việc xác định lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập: sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào vào những năm tiếp theo vào thu nhập không chịu thuế của những năm đó.
- Thời gian chuyển lỗ: tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Hình thức chuyển:

  • Tạm chuyển lỗ: khi lập tờ khai tạm nộp của các quý trong năm.
  • Chính thức chuyển lỗ: khi lập tờ khai quyết toán năm sau

- Số lỗ kết chuyển không được lớn hơn thu nhập

Ví dụ 1: 
Doanh nghiệp A có tình hình tài chính như sau:
- Năm 2022: phát sinh lỗ 10 tỷ đồng, 
- Năm 2023: phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng 
⇒ Doanh nghiệp được chuyển toàn bộ số lỗ 10 tỷ đồng phát sinh năm 2022 vào thu nhập không chịu thuế của năm 2023.
Ví dụ 2: 
Doanh nghiệp B có tình hình tài chính như sau:
- Năm 2022: lỗ 20 tỷ đồng
- Năm 2023: có thu nhập 15 tỷ đồng
⇒ Doanh nghiệp B được chuyển tối đa 15 tỷ đồng của số lỗ năm 2022 vào thu nhập không chịu thuế của năm 2023. Số lỗ 5 tỷ đồng còn lại doanh nghiệp tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

 

3. Cách thức chuyển lỗ

Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được chuyển lỗ trong những trường hợp sau:
(1) Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính:

  • Bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.
  • Xác định lại số lỗ của cả năm khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và chuyển số lỗ đó vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

(2) Doanh nghiệp chuyển lỗ sang năm:

- Trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh thêm số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Số lỗ được chuyển do doanh nghiệp tự xác định không khớp với số lỗ theo kết luận qua kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán):
+ Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất được xử lý bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất 
  • Chuyển lỗ vào thu nhập không chịu thuế của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

+ Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác (còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định) thì được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

Lưu ý: Người nộp thuế khi chuyển lỗ phải nộp thêm Phụ lục theo mẫu số 03-2/TNDN kèm theo tờ khai thuế TNDN mẫu số 03/TNDN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.


Mẫu Phụ lục 03-2/TNDN

 


Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy định chuyển lỗ khi xác nhận thuế Thu nhập doanh nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: