NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN THUẾ TNCN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG 


Người xưa có câu “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, khi nhận lương mà bị trừ mất một khoản tiền thuế, làm giảm thu nhập nhận được thì chắc hẳn nhiều người lao động luôn thắc mắc những khoản thu nhập nào từ tiền lương, tiền công mà họ nhận phải chịu thuế Thu nhập cá nhân, những khoản nào không chịu thuế... Hiểu được tâm tư đó nên Sài Nam đã tổng hợp gần như là tất cả những khoản thu nhập không chịu thuế TNCN theo nhu cầu của người lao động. Mặc dù việc tính lương và số thuế phải nộp đã có bộ phận kế toán của công ty chịu trách nhiệm, người lao động cũng cần nắm một số thông tin để tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Bên cạnh đó, những ai đang làm trong bộ phận Kế toán thuế cũng có thể tham khảo để tránh làm sai, có thể bị xử phạt vi phạm về thuế.
 

Thu nhập của người lao động thường sẽ bao gồm 3 thành phần:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh
  • Phụ cấp lương
  • Các khoản lợi ích khác và tiền thưởng

Mỗi thành phần sẽ có những khoản không chịu thuế, được liệt kê dưới đây, mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi
1. Đối với mức lương theo công việc
Theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:

  • Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
- Việc tổ chức làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

 

Phần tiền lương, tiền công được miễn thuế = Tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ -

Tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ


Ví dụ: Anh A có mức lương theo giờ làm việc bình thường là 50.000 đồng/giờ và mức lương làm thêm giờ là 80.000 đồng/giờ
Nếu anh A làm thêm giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 
80.000 đồng/giờ – 50.000 đồng/giờ = 30.000 đồng/giờ
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian và tiền lương trả cho làm đêm, làm thêm giờ và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

  • Phần thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc vào ngày được nghỉ phép năm, được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ngày thường theo quy định của Bộ luật Lao động là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân. (Xem thêm Quy định về ngày nghỉ phép năm theo Bộ luật Lao động 2019)
Phần tiền lương, tiền công được miễn thuế = Tiền lương, tiền công làm việc ngày nghỉ phép -

Tiền lương, tiền công theo ngày làm việc bình thường

 

Ví dụ: Anh A có mức lương làm việc vào ngày thường là 50.000 đồng/giờ, mức lương làm việc vào ngày nghỉ phép năm là 90.000 đồng/giờ
Nếu Anh A làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì thu nhập được miễn thuế là:
90.000 đồng/giờ – 50.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ 

  • Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

 

2. Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp 
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản này bao gồm:
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những công việc làm việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

 

3. Đối với các khoản lợi ích

  • Các khoản có khống chế
Khoản mục

Điều kiện

Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

- Tiền nhà do người sử dụng trả thay vượt quá 15% thu nhập chịu thuế TNCN
- Nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn.
Ví dụ:
Nhân viên A có tổng thu nhập chịu thuế TNCN (TNCT) tháng 01/2020 là 8.000.000 đồng và được công ty hỗ trợ trả thay tiền thuê nhà là 3.000.000 đồng.
15% tổng TNCT = 15% x 8.000.000 = 1.200.000 đồng
Số tiền tối đa tính vào TNCT TNCN = 1.200.000 đồng
Số tiền được miễn thuế TNCN là: 3.000.000 – 1.200.000 = 1.800.000 đồng

Phụ cấp trang phục (khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

- Chi bằng hiện vật
- Chi bằng tiền: không quá  5 triệu đồng/người/năm 
- Chi bằng tiền và hiện vật: phần chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm

Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca (khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

- Công ty tự tổ chức nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
- Công ty không tổ chức nấu ăn: mức chi tiền ăn không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Khoản chi hỗ trợ bản thân và thân nhân của người lao động khám chữa bệnh hiểm nghèo 

Không quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm theo chứng từ trả tiền viện phí

Khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện (Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Thuế TNCN: được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế  nếu khoản chi không quá một (01) triệu đồng/tháng 
Thuế TNDN: được tính vào chi phí hợp lý tối đa khống chế mức 03 triệu đồng/tháng/người

 

  • Khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp sau:
- Đối với người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh  có mức khoán chi phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế , các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài phù hợp theo quy định của tổ chức
- Đối với người lao động làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, hiệp hội có mức khoán chi phù hợp với mức theo văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.

  • Phụ cấp Công tác phí (chi phí đi lại, thuê chỗ ở…) cho người lao động đi công tác theo quy chế tài chính của đơn vị, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. 

→ Không cần ghi trên bảng lương: được xem như 1 khoản tạm ứng
(Theo công văn 1166 /TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục thuế)

  • Các khoản lợi ích khác

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
- Khoản tiền sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước.
- Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ
- Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ác công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội...
- Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước
- Khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe, giải trí, thể thao, thẩm mỹ…mà thẻ sử dụng dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng, chi chung cho tập thể
- Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể (hoặc đưa đón riêng từng cá nhân) đi và đến nơi làm việc
- Khoản chi hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề phục vụ công việc chuyên môn của người lao động ( khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) và chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập cho người lao động tại cơ sở thuộc khoản chi phúc lợi (điểm 4 thông tư 96/2015/TT-BTC)

 

4. Các khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thưởng sau đây sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Điều kiện để các khoản chi phúc lợi cho người lao động được trừ khi tính thuế TNDN

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN. Nếu vẫn còn thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Sài Nam để được tư vấn đối với từng trường hợp cụ thể.
Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế và Thành lập doanh nghiệp, Sài Nam tin chắc sẽ trở là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho bạn và quý doanh nghiệp.
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: