HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP


Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp. Khi đó, quy mô hoạt động thay đổi nên nghĩa vụ thuế có thể thay đổi theo. Vì vậy mà doanh nghiệp cần đăng ký lại để đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi về thuế của mình cũng như giúp cho việc quản lý của cơ quan thuế được thực hiện hiệu quả. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ về bộ hồ sơ cần thiết để đăng ký thuế đối với trường hợp nêu trên.
 

1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.


2. Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Việc đăng ký thuế đối với từng trường hợp khi tổ chức lại doanh nghiệp được hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 105/2020/NĐ-CP như sau:
Trường hợp 1: Chia tổ chức

  • Đối với tổ chức bị chia:

Để có thể đăng ký thuế cho tổ chức được chia từ tổ chức ban đầu, tổ chức ban đầu (tổ chức bị chia) phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp

  • Đối với tổ chức mới được chia:

Sau khi tổ chức bị chia hoàn tất hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hồ sơ đăng ký bao gồm:
Tổ chức được chia là đơn vị chủ quản:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Quyết định thành lập (không cần chứng thực)

Tổ chức được chia là đơn vị phụ thuộc:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Quyết định thành lập (không cần chứng thực)

Nếu thực hiện đầy đủ quy trình của cơ quan thuế thì tổ chức được chia sẽ được cấp mã số thuế
 

Trường hợp 2: Tách tổ chức

  • Đối với tổ chức bị tách:

Tổ chức ban đầu khi khi bị tách nếu có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký với cơ quan thuế chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (hoặc văn bản khác tương đương). Hồ sơ thay đổi bao gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC
+ Bản sao Quyết định tách tổ chức

+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động/Quyết định thành lập 

Nếu thực hiện đầy đủ quy trình của cơ quan thuế thì tổ chức bị tách sẽ được cơ quan thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế nhưng vẫn sử dụng mã số thuế đã được cấp trước đây để thực hiện nghĩa vụ về thuế.

  • Đối với tổ chức được tách:

Sau khi được tách ra khỏi tổ chức ban đầu thì tổ chức mới phải thực hiện đăng ký thuế theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký bao gồm: 

Tổ chức được chia là đơn vị chủ quản:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Quyết định thành lập (không cần chứng thực)

Tổ chức được chia là đơn vị phụ thuộc:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Quyết định thành lập (không cần chứng thực)

Nếu tổ chức được tách thực hiện đầy đủ quy trình của cơ quan thuế thì sẽ được cấp mã số thuế.
 

Trường hợp 3: Sáp nhập tổ chức

  • Đối với tổ chức bị sáp nhập:

Để có thể sáp nhập vào tổ chức khác, tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế được cấp trước đây với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

  • Đối với tổ chức nhận sáp nhập:

Tổ chức khi nhận sáp nhập nếu có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký với cơ quan thuế chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (hoặc văn bản khác tương đương). Hồ sơ thay đổi bao gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Hợp đồng sáp nhập 

+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động/Quyết định thành lập

Nếu thực hiện đầy đủ quy trình của cơ quan thuế thì tổ chức nhận sáp nhập sẽ được cơ quan thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế nhưng vẫn sử dụng mã số thuế đã được cấp trước đây để thực hiện nghĩa vụ về thuế.


Trường hợp 4: Hợp nhất tổ chức:

  • Đối với tổ chức bị hợp nhất:

Để có thể hợp nhất với tổ chức khác, tổ chức bị hợp nhất phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế được cấp trước đây với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

  • Đối với tổ chức hợp nhất:

Tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định để được cấp mã số thuế mới. Hồ sơ đăng ký bao gồm: 
Tổ chức hợp nhất là đơn vị chủ quản:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Quyết định thành lập (không cần chứng thực)

Tổ chức hợp nhất là đơn vị phụ thuộc:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC

+ Bản sao Quyết định thành lập (không cần chứng thực)

 

Để biết chi tiết về thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, xem thêm tại đường link sau đây:

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về mức phạt liên quan đến việc đăng ký thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: