DỰ KIẾN GIẢM THUẾ GTGT TỪ 01/07/2023

Tiêu dùng là động lực lớn mạnh nhất thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vì cung và cầu luôn gắn liền với nhau, phải có cầu thì mới có cung, có người mua thì doanh nghiệp mới sản xuất. Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid đi qua, sức mua có xu hướng giảm rõ rệt, nguyên nhân chính là do giảm thu nhập. Chúng ta đang ở giai đoạn phục hồi kinh tế, được xem là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với nền kinh tế, quyết định sự chuyển mình. Nhận thấy những trở ngại trên, Bộ Tài chính đã đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT cho năm 2023 nhằm kích cầu tiêu dùng. 
1. Tình hình: sức mua giảm Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sức mua của nước ta có chiều hướng suy giảm. Sau Tết Nguyên Đán, sức mua lập tức giảm. Tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 2, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 5.2%. Trong đó doanh thu bán hàng giảm 8,3%, lưu trú ăn uống giảm 3,2%, du lịch lữ hành giảm 27,1%. Đây là một điều rất đáng quan ngại, cầu giảm kéo theo cung giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đủ nguồn cầu nhưng lại phải gồng gánh nhiều chi phí. Minh chứng là giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I năm 2023 ước tính giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%). Đây là hệ lụy của sức mua suy giảm, phản ánh rõ rệt tình trạng suy yếu của nền kinh tế. 2. Thuế Giá trị gia tăng Thuế Giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên hàng hóa, dịch vụ ở hầu hết các khâu từ sản xuất, kinh doanh thương mại cho đến tiêu dùng. Phần thuế GTGT đã được tính vào giá thành sản phẩm nên thực chất người tiêu dùng cuối cùng là người gánh chịu thuế, người bán được hiểu có vai trò thay nhà nước thu khoản thuế này và nộp vào Ngân sách. Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có mua hàng hóa, nguyên liệu ở khâu mua vào và bán hàng hóa, dịch vụ ở khu bán ra thì phải nộp thuế GTGT vì đối tượng chịu tác động của loại thuế này là hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất
Căn cứ theo Luật Thuế giá trị gia tăng, có 3 mức thuế suất bao gồm: 0%, 5% và 10%. Theo như định nghĩa trên, thuế GTGT đánh trên hàng hóa, dịch vụ, vì vậy năm 2022 Chính phủ đã ban hành chính sách giảm thuế GTGT có tác động trực tiếp nhất đến việc gia tăng tiêu dùng. 3. Chính sách giảm thuế 2022 Năm 2022, nhà nước có những chính sách về thuế nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Theo hướng dẫn tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP, giảm thuế GTGT cho hầu hết hàng hóa, dịch vụ, chỉ trừ một số nhóm hàng hóa đặc biệt: + Viễn thông, công nghệ thông tin, + Hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, + Kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (trừ khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, + Sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Mức giảm như sau:
Đối tượng

Mức giảm

Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Giảm thuế GTGT từ 10% còn 8%

Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)

Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi xuất hóa đơn

Kết quả đạt được: Đến hết năm 2022, tổng số thuế được miễn giảm theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP đạt khoảng 38,9 nghìn tỷ đồng; giúp doanh nghiệp gỡ rối khó khăn trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Có thể thấy đây là một chính sách rất có ý nghĩa và kịp thời đối với các tổ chức kinh tế trong thời điểm này. 4. Dự kiến giảm thuế năm 2023 Theo một số nhận định nêu trên, nhờ có chính sách giảm thuế GTGT mà sức mua của người dân đã có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, đến năm 2023 khi chính sách này hết hiệu lực, sức mua lại quay đầu giảm. Vì vậy, Mới đây vào ngày 07/4/2023, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế đã ban hành công văn Công văn 67/CST-GTGT về việc đề xuất giảm thuế suất thuế GTGT về 8% áp dụng từ ngày 01/07/2023 của Bộ Tài chính. Nội dung của công văn này được tóm tắt như sau:
    • Mục tiêu: kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế
    • Phương án thực hiện: có 2 phương án được đề xuất như sau:

+ Phương án 1: Giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10% xuống 8% (giảm 2%)

+ Phương án 2: Giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10% xuống 8% (giảm 2%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như đã áp dụng trong năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022
    • Thời gian thực hiện dự kiến: Từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023

Tư vấn thuế Sài Nam


Sài Nam luôn cập nhật kịp thời và nhanh chóng những thay đổi trong chính sách thuế để doanh nghiệp áp dụng đúng nhất. Chúng tôi sẽ thông báo khi có văn bản chính thức về việc giảm thuế suất thuế GTGT. Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: