ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp trừ đi những khoản chi phí hợp lý. Căn cứ vào thu nhập tính thuế để xác định số thuế phải nộp. Chi phí được trừ là điểm luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm vì giúp làm giảm khoản thuế phải nộp. Tuy nhiên, có một số khoản chi phí còn gây lúng túng cho người nộp thuế được đề xuất bổ sung hoặc làm rõ. Cùng Sài Nam tìm hiểu ngay sau đây
Đầu tiên, Sài Nam sẽ giới thiệu sơ qua công thức tính thuế TNDN để các bạn nắm nhé!
1. Xác định thuế TNDN
Theo Điều 1,2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) |
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác |
3 khái niệm quan trọng nhất để tính thuế TNDN là “Doanh thu tính thuế”, “Chi phí được trừ” và “Các khoản thu nhập khác”
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Chi phí được trừ là phần chi phí không tính vào thu nhập tính thuế TNDN.
- Thu nhập khác là khoản thu nhập không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tính vào thu nhập chịu thuế.
Để khuyến khích sản xuất kinh doanh, Nhà nước cho phép doanh nghiệp loại những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu những khoản chi này đáp ứng những điều kiện sau: (Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên
2. Nội dung đề xuất về khoản chi được trừ và không được trừ
Sau khi tham khảo ý kiến từ các Bộ, ngành và địa phương và thực tế thực hiện cho thấy các quy định liên quan đến việc xác định chi phí được trừ và không được trừ còn gây ra một số vướng mắc, cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính pháp lý và sự ổn định của hệ thống chính sách thuế cũng như thực tiễn của Việt Nam
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định các khoản chi được trừ hoặc không được trừ đối với một số khoản chi như sau:
a) Khoản thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đầu vào có liên quan trực tiếp đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa được khấu trừ hết nhưng không đủ điều kiện hoàn thuế
- Điều kiện hoàn thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong kỳ (tháng hoặc quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Chỉ khi nào lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh mới được hoàn thuế. (theo Điều 13 Luật thuế GTGT)
- Có thể nói hoàn thuế là “nỗi đau” của doanh nghiệp vì để được hoàn thuế cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện hoặc thời gian hoàn rất lâu. Trên thực tế, có rất nhiều cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện này
Vậy nếu khoản thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đầu vào không đủ điều kiện hoàn thuế có liên quan trực tiếp đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa được khấu trừ hết thì có được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp không.
b) Khoản chi ủng hộ, tài trợ cho hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh
- Ngày 31/3/2021, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động Phòng chống Covid-19.
Dịch Covid 19 đi qua đã để lại tổn thất rất lớn, hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, kinh tế tuột dốc, do đó ở thời điểm hiện tại chúng ta đang tập trung vào khắc phục sau dịch bệnh. Vậy khoản chi của doanh nghiệp để ủng hộ cho hoạt động khắc phục hậu quả dịch bệnh có được trừ không
c) Chi phí tiền lương, tiền công của chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do cá nhân làm chủ)
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, chi phí tiền lương, tiền công của chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do cá nhân làm chủ) là khoản chi không được trừ. Điều này còn gây ra nhiều tranh cãi vì chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020), tức là vẫn có sự tách bạch giữa tài sản chủ sở hữu và công ty nên vẫn có thể được xem là một khoản chi đủ điều kiện được trừ. Đề xuất cân nhắc lại về tính hợp lý của khoản chi phí này.
d) Phần chi đóng Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện
Phân biệt Quỹ hưu trí tự nguyện và Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện:
Quỹ hưu trí tự nguyện |
Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện | |
Giống nhau |
Mục đích: giúp tăng nguồn thu nhập khi đến tuổi phải nghỉ hưu cho người lao động |
|
Khác nhau |
|
|
Về bản chất |
Hình thức bảo hiểm thương mại được công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp |
Chính sách của bảo hiểm xã hội do Nhà nước quản lý và ban hành |
Đối tượng tham gia |
Người lao động và các nhóm lao động ( nhóm do người sử dụng lao động mua) |
Người lao động và người sử dụng lao động |
Chỉ có quy định về điều kiện để chi phí đóng góp Quỹ hưu trí bổ sung bắt buộc được trừ theo Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC như sau:
+ Không vượt mức quy định của pháp luật về BHXH
+ Được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty…
Vì vậy, đề xuất làm rõ khoản chi đóng góp quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có được trừ khi tính thuế TNDN không, có thể cần quy định nghĩa vụ thuế theo hướng tăng ưu đãi cho quỹ hưu trí bổ sung, bởi đây là chính sách nhằm cải thiện an sinh xã hội
e) Chi phí lãi vay từ đối tượng không phải tổ chức tín dụng
- Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế TNDN, phần chi trả lãi tiền vay phục vụ sản xuất, kinh doanh từ đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế, nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Ở thời điểm hiện tại, Ngân hàng nhà nước chưa công bố mức lãi suất cơ bản nên hiện tại áp dụng mức lãi suất gần nhất theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
⇒ Như vậy có thể hiểu, lãi suất vay không được vượt quá: 9% x 150% = 13.5%/năm
- Tuy nhiên , theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2015 lại có quy định: “Lãi suất thỏa thuận của các bên vay và bên cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay”.
Với quy định này trên thực tế đã dẫn đến vướng mắc trong việc xác định phần chi trả lãi tiền vay đối với các khoản vay của các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi quy định này để thống nhất giữa Luật thuế và Bộ luật Dân sự, đồng thời cần cân nhắc cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tư vấn thuế Sài Nam
Sài Nam luôn cập nhật kịp thời và nhanh chóng những thay đổi trong chính sách thuế để doanh nghiệp áp dụng đúng nhất. Chúng tôi sẽ thông báo khi có văn bản chính thức về xác định chi phí hợp lý với những khoản trên.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: