CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


Tài sản cố định (TSCĐ) có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể là máy móc, thiết bị hoặc công nghệ sản xuất, là tư liệu lao động chủ yếu để tạo ra sản phẩm, từ đó giúp tăng doanh thu và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ sản xuất, tài sản cố định sẽ hao mòn cả về vật chất lẫn giá trị, do đó doanh nghiệp phải thực hiện trích khấu hao đối với những TSCĐ này. Chi phí khấu hao TSCĐ phải tuân thủ một số điều kiện nhất định để được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ về quy định liên quan đến chi phí khấu hao TSCĐ

 

1.    Tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận tài sản cố định
Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định bắt buộc phải đáp ứng đồng thời cả 3 yếu tố sau:
-    Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
-    Thời gian sử dụng: trên một năm trở lên
-    Nguyên giá: từ 30 triệu đồng trở lên (được xác định một cách đáng tin cậy)

 

2.    Khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định sau một thời gian sử dụng sẽ có sự giảm dần về giá trị, nguyên nhân có thể do tác động của tự nhiên hoặc do sự tiến bộ của khoa học công nghệ khiến cho tài sản trở nên lỗi thời. Do đó, đơn vị sử dụng phải thực hiện phân bổ giá trị hao mòn khi sử dụng TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. 
Có 3 phương pháp khấu hao tài sản cố định:
-    Phương pháp khấu hao đường thẳng
-    Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
-    Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (khấu hao nhanh)
Khung thời gian trích khấu hao: Xem tại đây

 

3.    Chi phí khấu hao TSCĐ
Điều kiện để hạch toán chi phí hợp lý đối với khoản trích khấu hao TSCĐ (theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

-    Tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ sản xuất, kinh doanh
-    Được trích khấu hao đúng đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng
-    TSCĐ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
-    Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
-    Được hạch toán và theo dõi trên sổ sách kế toán của đơn vị
Bên trên là quy định chung đối với chi phí khấu hao, sau đây là quy định riêng cho từng trường hợp
Được trừ vào chi phí đối với chi phí khấu hao TSCĐ đúng quy định về phương pháp trích khấu hao:

  • Doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp và mức trích khấu hao (trên cơ sở quy định hiện hành của Bộ tài chính) nhưng phải phải thông báo đến cơ quan thuế về phương pháp lựa chọn áp dụng trước khi thực hiện trích khấu hao thực tế.
  • Doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (đảm bảo có lãi): được trích khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần mức trích khấu hao của phương pháp khấu hao đường thẳng (thúc đẩy DN sớm đổi mới công nghệ). 

Đối với TSCĐ phải tạm thời dừng trong những trường hợp sau, sau thời gian tạm ngưng tiếp tục được đưa vào sản xuất kinh doanh thì vẫn được tính vào chi phí được trừ trong thời gian tạm ngưng.

  • Tạm ngưng dưới 9 tháng: Do sản xuất theo mùa vụ 
  • Tạm ngưng dưới 12 tháng: Để sửa chữa, di dời địa điểm, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Điều kiện: doanh nghiệp phải phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng TSCĐ khi cơ quan thuế yêu cầu.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng điều kiện để được ghi nhận là TSCĐ: không được trích khấu hao nhưng chi phí mua những tài sản được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (tối đa không quá 3 năm)
Đối với chi phí khấu hao công trình xây dựng trên đất của doanh nghiệp để chứng minh đủ điều kiện để được tính vào chi phí được trừ, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của DN) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất (nếu là đất đi thuê)
  • Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao (kèm theo hợp đồng xây dựng , thanh lý hợp đồng, quyết toán công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp).
  • Sổ sách kế toán thể hiện việc quản lý, hạch toán đối với TSCĐ này

Đối với quyền sử dụng đất

  • Quyền sử dụng đất lâu dài: không được trích khấu hao vào chi phí được trừ
  • Quyền sử dụng đất có thời hạn: được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định (nếu phục vụ sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ)

Trường hợp doanh nghiệp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì ghi nhận giá trị tài sản như sau:
+ Giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình (nếu không xác định riêng giá trị quyền sử dụng đất thì xác định theo giá UBND)
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng... 

Lưu ý: Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN đối với phần khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với ô tô từ 9 chỗ trở xuống (trừ ngành vận tải, du lịch, khách sạn).

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy trình hoàn thuế, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: