CHẾ TÀI XỬ PHẠT KHI MUA BÁN HÓA ĐƠN
Hóa đơn là một chứng từ vô cùng quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh, là căn cứ để đơn vị được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tối ưu chi phí thuế là mục tiêu mà bất kể thương nhân nào cũng hướng tới, tuy nhiên có rất nhiều đơn vị vì để đạt được mục tiêu này mà bất chấp cả việc mua bán hóa đơn - một hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, cơ quan Nhà nước đã có những chế tài mạnh tay đối với hành vi này. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ về chế tài xử phạt khi mua bán hóa đơn.
1. Hành vi mua bán hóa đơn
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn khống (trên hóa đơn có thể hiện nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ) hoặc hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh; những người mua và sử dụng hóa đơn này thuộc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến mua bán hóa đơn
Gần đây nhất, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TPHCM đã triệt phá đường dây mua bán hóa đơn có quy mô lớn, với doanh số xuất khống lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Cách thức phạm pháp là dùng CMND,CCCD của người thân và thu mua ở tiệm cầm đồ để thành lập các công ty ma sau đó dùng danh nghĩa của những người này để xuất hóa đơn khống cho những người có nhu cầu. Những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi này bao gồm:
- Môi trường kinh doanh chưa minh bạch, cạnh tranh chưa công bằng
- Lỗi cơ chế làm chi phí phát sinh không chính thức không thể hạch toán
- Quản lý chưa tốt, chế tài chưa nghiêm, thực hiện chưa quyết liệt
- Lòng tham, sự liều lĩnh, thiếu hiểu biết về mức độ nghiêm trọng của hành vi
3. Quy trình xử lý khi doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn
Doanh nghiệp thuộc diện tình nghi có dấu hiệu mua bán hóa đơn sẽ xử lý như sau:
Về phía doanh nghiệp:
+ Nếu doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT: doanh nghiệp tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT các hóa đơn liên quan chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền
+ Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT: doanh nghiệp chủ động kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đã khấu trừ, nếu vẫn giữ nguyên số thuế đã khấu trừ thì phải làm cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về phía cơ quan thuế:
Cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra những nội dung sau:
Hạng mục |
Nội dung kiểm tra |
Hàng hóa |
- Việc mua bán hàng hóa |
Thanh toán |
- Ngân hàng giao dịch |
Xuất khẩu |
- Tờ khai hải quan có xác nhận có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan |
Do đó, bộ tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị khi cơ quan thuế kiểm tra, bao gồm:
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
- Phiếu nhập kho, xuất kho
- Biên bản giao nhận hàng hóa
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
- Phiếu thu tiền, chi tiền, ủy nhiệm chi thanh toán hàng hóa dịch vụ
- Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có)
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Các tài liệu có liên quan khác
Sau khi kiểm tra, theo kết luận của cơ quan thuế:
+ Không có dấu hiệu mua bán hóa đơn: doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT
+ Phát hiện có dấu hiệu vi phạm: cơ quan thuế sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý
4. Chế tài xử phạt khi mua bán hóa đơn
Hình thức và mức xử phạt sẽ căn cứ theo mức độ vi phạm
Hành vi bị xử phạt hành chính
Việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp sẽ bị phạt nặng với số tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức là bên mua và buộc phải hủy hóa đơn đã sử dụng (khoản 1 Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
- Trường hợp sử dụng hóa đơn mua vào không hợp pháp làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm nhưng người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn thuộc về bên bán hàng và đã hạch toán kế toán đầy đủ thì bị phạt chậm nộp 0.03%/ngày trên số thuế chậm nộp
- Trường hợp sử dụng sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm hoàn bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận và phải nộp đủ số tiền trốn thuế, gian lận thuế vào Ngân sách nhà nước
Hành vi bị xử lý hình sự
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi mua hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội:
- Tội trốn thuế (Điều 200)
Mức phạt |
Hành vi |
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm |
Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. |
Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm |
Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng |
Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm |
Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên |
- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)
Mức phạt |
Hành vi |
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm |
- In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số |
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm |
- Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên; |
Nguồn Thư viện pháp luật
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy định xử phạt khi doanh nghiệp mua bán hóa đơn, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: