CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÁC KHOẢN ĐÓNG BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

1. Cách tính mức lương thực nhận cho người lao động (lương Net)

Lương Net = Tổng thu nhập – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)

Trong đó:
+ Tổng thu nhập : lương đóng BHXH + phụ cấp + trợ cấp + hoa hồng.
+ Bảo hiểm xã hội : 8% tiền lương đóng BHXH
+ Bảo hiểm y tế : 1,5% tiền lương đóng BHXH
+ Bảo hiểm thất nghiệp : 1% tiền lương đóng BHXH

2. Cách tính thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế - Các khoản thu nhập không chịu thuế

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế: (Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

-  Bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy: thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.

  • Các khoản giảm trừ: (Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng (132 triệu đồng/ năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng (theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14)
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện 
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học 
Ví dụ: Nhân viên A làm việc tại Công ty kế toán Thiên Ưng nhận được mức lương là 15tr/tháng.
Mức giảm trừ gia cảnh cho nhân viên A như sau:
  - Giảm trừ bản thân là: 11tr.
  - Giảm trừ người phụ thuộc là 4,4tr (nếu nhân viên A không đăng ký người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ người phụ thuộc nhé.
=> Tổng mức giảm trừ gia cảnh cho nhân viên A là: 11 + 4,4 = 15,4tr (Nhân viên A sẽ không phải đóng thuế TNCN, vì số tiền được giảm trừ lớn hơn thu nhập tính thuế TNCN)

  • Thuế suất thuế TNCN

Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công

Ví dụ tính thuế theo phương pháp rút gọn:
Tháng 12/2021, bà T có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 25 triệu đồng. Bà T phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết bà T có 01 người phụ thuộc, trong tháng 12 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập tạm nộp được tính như sau:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của bà T là 25 triệu đồng.
Bước 2: Tính các khoản giảm trừ
Bà T được giảm trừ các khoản sau:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân : 11 triệu đồng.
- Giảm trừ gia cảnh cho 1 người phụ thuộc : 4,4 triệu đồng.
- BHXH, BHYT, BHTN : 25 triệu đồng × 10,5% = 2,625 triệu đồng.
Tổng các khoản được giảm trừ là : 11 + 4,4 + 2,625  = 18,025 triệu đồng
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế của bà T là: 25 - 18,025  = 6,975 triệu đồng
Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp
Thu nhập tính thuế trong tháng là 6,975 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 2. Số thuế phải nộp như sau:
6,975 × 10% - 0,25 trđ = 447,500 đồng.
=> Như vậy, số thuế bà T tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 12/2021 là 447,500 đồng.


 3. Các khoản đóng và miễn đóng BHXH
Việc lập bảng cơ cấu tiền lương, so sánh các khoản phụ cấp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng bảng lương cũng như có cơ sở thỏa thuận với người lao động nhằm tối ưu mức lương và các khoản phụ cấp . Các khoản chi này phải được ghi rõ mức thưởng, điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các quy chế tài chính,quy chế thưởng của doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Các khoản phải đóng BHXH Các khoản miễn đóng BHXH Các khoản miễn thuế TNCN
Mức lương Tiền thưởng KPI/năng suất Tiền làm thêm giờ
Phụ cấp chức vụ, chức danh Tiền thưởng sáng kiến Phụ cấp độc hại
Phụ cấp trách nhiệm Tiền hỗ trợ giữ trẻ Phụ cấp thu hút
Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm Tiền hỗ trợ ăn giữa ca Phụ cấp khu vực
Phụ cấp thâm niên Tiền hỗ trợ trang phục Tiền hỗ trợ trang phục
Phụ cấp khu vực Tiền hỗ trợ điện thoại Tiền hỗ trợ điện thoại
Phụ cấp lưu động Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ Tiền khoán văn phòng phẩm, công tác phí
Phụ cấp thu hút Tiền hỗ trợ nhà ở Tiền hỗ trợ nhà ở
Các khoản phụ cấp tương tự Tiền hỗ trợ đi lại Tiền hỗ đi lại khi đi công tác (trả cố định hàng tháng không được miễn thuế)

Các khoản bổ sung khác

Tiền hỗ trợ xăng xe

Tiền hỗ trợ xăng xe khi đi công tác (trả cố định hàng tháng không được miễn thuế)
  Tiền trợ cấp cho NLĐ khi bị tai nạn lao động, nghề nghiệp Tiền trợ cấp cho NLĐ khi bị tai nạn lao động, nghề nghiệp
  Tiền hỗ trợ sinh nhật NLĐ Tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp
  Tiền hỗ trợ NLĐ có người thân kết hôn Trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề NLĐ
 

Tiền hỗ trợ NLĐ có thân nhân qua đời

Tiền hỗ trợ NLĐ/ thân nhân NLĐ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo

  Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác Tiền thưởng cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận

 

Trong đó:

  • Mức lương: Tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
  • Các khoản bổ sung khác: Là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
  • Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ: được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
  • Phụ cấp trách nhiệm: là một khoản có tính chất tiền lương và không nằm trong các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế → chịu thuế TNCN

 

 Một số khoản bị khống chế: (Chi vượt mức theo quy định thì phần chi vượt sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN và tính đóng BHXH)

  • Khoản tiền hỗ trợ ăn trưa, ăn giữa ca:

  + Theo khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, không tính vào thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
  + Nếu công ty không tổ chức nấu ăn thì mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng

  • Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác:

  Theo điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:
+ Chỉ không tính vào thu nhập chịu thuế nếu chi chung cho tập thể người lao động.
+ Nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì vẫn tính vào thu nhập chịu thuế.

  • Tiền xe đưa đón: Theo điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC, đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
  • Tiền phụ cấp hỗ trợ trang phục:

  Theo khoản 2.7 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
+ Nếu phụ cấp bằng tiền thì được miễn thuế TNCN không quá 5 triệu đồng/người/năm.
+ Nếu phụ cấp bằng bằng hiện vật thì được miễn thuế TNCN toàn bộ.
+ Nếu phụ cấp bằng cả tiền và hiện vật thì phần bằng tiền tối đa không quá 5 triệu đồng/người/năm, còn phần hiện vật thì được miễn toàn bộ.

  • Tiền hỗ trợ điện thoại: Doanh nghiệp tự xây dựng căn cứ mức doanh thu, chức danh công việc hoặc theo định mức Quyết định số 17/VBHN-BTC, ngày 04/03/2014, nếu vượt quá định mức thì phần vượt quá sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
  • Tiền hỗ trợ nhà ở: tính trên 15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN (chưa có tiền  hỗ trợ thuê nhà) so sánh với tiền hỗ trợ thuê nhà: Lấy số thấp hơn cộng vào thu nhập tính thuế.

Ví dụ:
  Tổng thu nhập tính thuế nhân viên A là 10.000.000 đồng (chưa cộng tiền hỗ trợ thuê nhà), 15% của thu nhập trên là 1.500.000 đồng.

TH1: Tiền hỗ trợ nhà là 1 triệu đồng => 1.000.0000 đồng cộng vào thu nhập tính thuế (do 1 triệu < 1,5 triệu).
TH2: Tiền hỗ trợ nhà là 4 triệu đồng => 1.500.000 đồng cộng vào thu nhập tính thuế (do 4 triệu >1,5 triệu). Phần còn lại: 4 triệu - 1,5 triệu = 2,5 triệu được miễn thuế TNCN

 

Nguồn Thư viện pháp luật