CÁC LƯU Ý VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ KHI TÍNH THUẾ TNDN
Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp không chỉ mua bán với khách hàng trong nước mà còn phát sinh giao dịch với khách hàng nước ngoài. Vì vậy, việc khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ rất phổ biến. Tuy nhiên, khi ghi nhận về mặt kế toán phải quy đổi về đồng Việt Nam, việc quy đổi chắc chắn sẽ xảy ra chênh lệch tỷ giá. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ liệt kê một số lưu ý liên quan đến chênh lệch tỷ giá
Đầu tiên cần nắm công thức tính thuế TNDN để biết chênh lệch tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến thành phần tính thuế.
Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo Điều 1,2 Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) |
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác |
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.(doanh thu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí được trừ là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được loại ra khỏi thu nhập tính thuế TNDN.
Thu nhập khác là khoản thu nhập không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tính vào thu nhập chịu thuế.
Sau đây là một số lưu ý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (theo khoản 2.22 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
1. Đơn vị tiền sử dụng
Đối với doanh nghiệp khi có phát sinh doanh thu thì chi phí thuế thuế có giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải phản ánh theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 111,112,113 và các khoản phải thu, phải trả.
2. Chênh lệch tỷ giá trong khi sản xuất kinh doanh
Chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn sản xuất kinh doanh được hạch toán vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính.
3. Chênh lệch tỷ giá giai đoạn đầu tư
Doanh nghiệp mới thành lập, chỉ mới trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa đi vào hoạt động khi có phát sinh chênh lệch tỷ giá phải được hạch toán riêng, sau khi bù trừ chênh lệch tăng hoặc giảm thì được phân bổ dần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính (lưu ý phân bổ không quá 5 năm kể từ ngày công trình đi vào hoạt động)
4. Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá
Xác định thuế thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm như sau:
- Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu
+ Nếu lỗ: không được hạch toán vào chi phí được trừ
+ Nếu lãi: không không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN
- Đối với các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ
Hoạt động |
Thu nhập/Chi phí tính thuế |
Liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh |
Đưa vào doanh thu và chi phí từ sản xuất kinh doanh |
Không liên quan đến sản xuất kinh doanh |
+ Lỗ chênh lệch tỷ giá: tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. |
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những lưu ý đối với chênh lệch tỷ giá, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: