NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI


Nhượng quyền thương mại đã phát triển nhanh chóng ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống, thời trang và giáo dục. Nguyên nhân loại hình này tạo được sự đột phá đối với thị trường Việt Nam là có thể mở rộng quy mô kinh doanh với chi phí thấp và nâng cao giá trị thương hiệu. Tiêu biểu cho mô hình nhượng quyền thương mại phải kể đến đến như cà phê Trung Nguyên, Phở 24h và Kinh Đô Bakery. Dễ dàng nhận thấy được những thương hiệu này hiện nay có độ phủ sóng rất lớn đối với khách hàng giúp doanh thu tăng trưởng mạnh.  Vì vậy, ngày nay càng có nhiều người quan tâm đến hình thức kinh doanh này. Ở bài viết này, Sài nam sẽ chia sẻ một số thông tin cần nắm về Nhượng quyền thương mại. 

 

1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại là thực chất là việc mở rộng hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền, trao cho thương nhân khác “quyền thương mại” để mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Bên nhận quyền sẽ trả một khoản phí nhất định cho việc sử dụng quyền này, còn bên nhận quyền cấp phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết , biểu tượng kinh doanh cho bên nhận quyền (quyền thương mại). Tuy nhiên, bên nhận quyền sẽ phải tuân thủ theo một số yêu cầu và kiểm soát của bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương mại đã trở thành một hình thức kinh doanh phổ biến và hiệu quả, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vệ sinh, giáo dục, thời trang, vật liệu xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

 

 

2. Chủ thể tham gia
Theo Điều 3 Nghị định số 15/VBHN-BCT ngày 25/4/2014 quy định gồm có 2 chủ thể sau:
1. "Bên nhượng quyền" là thương nhân cấp quyền thương mại
2. "Bên nhận quyền" là thương nhân được nhận quyền thương mại
"Quyền thương mại"  là quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền

 

3. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại so với kinh doanh truyền thống
Ưu điểm:

Đối với bên nhận quyền

Đối với bên nhượng quyền

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc xây dựng thương hiệu mới từ đầu.
- Quy trình hoạt động đã được chủ sở hữu chuẩn hóa, dễ dàng hơn trong việc vận hành và quản lý
- Đã có sẵn một thị trường khách hàng nhất định, giúp tiết kiệm công sức tìm kiếm khách hàng và chi phí Marketing
- Có sự hỗ trợ, chia sẻ từ chủ sở hữu về kinh nghiệm kinh doanh

- Mở rộng hệ thống kinh doanh với chi phí thấp
- Có thêm nguồn thu từ phí nhận quyền
- Tăng độ phủ sóng của thương hiệu với chi phí thấp


Nhược điểm:

Đối với bên nhận quyền

Đối với bên nhượng quyền

- Khoản đầu tư ban đầu cao
- Rủi ro về quyền sở hữu trí tuệ không hợp pháp của bên nhượng quyền
- Chịu sự kiểm soát nhất định của chủ sở hữu gây ra sự hạn chế về mặt quản lý và khả năng sáng tạo
- Cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền

- Khó khăn hơn trong việc quản lý
- Rủi ro lợi dụng hình thức này để đánh cắp bí mật kinh doanh
- Bên nhận quyền hoạt động kém hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu

 

4. Chính sách thuế đối với hoạt động nhượng quyền thương mại 
Theo đó, bên nhượng quyền sẽ nhận được khoản phí từ bên nhận quyền. Vì vậy bên nhượng quyền có trách nhiệm kê khai nộp thuế đối với khoản phí này. 

  • Nếu bên nhượng quyền là cá nhân phải kê khai nộp thuế TNCN
  • Nếu bên nhượng quyền là tổ chức phải kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN đối với phần thu nhập từ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu..) và chuyển giao công nghệ (sở hữu và sử dụng công nghệ)

Cách tính số thuế phải nộp được trình bày chi tiết sau đây:

Cá nhân

Tổ chức

Nộp Thuế Thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ nhượng quyền thương mại với giá trị trên 10 triệu đồng 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại x Thuế suất 5%

Trường hợp việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
(Điều 14, khoản 2 Điều 22 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Kê khai và nộp thuế GTGT
- Chuyển giao công nghệ trong nhượng quyền thương mại không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT ( khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC)
- Nhượng quyền thương mại có kèm theo chuyển quyền sở hữu trí tuệ  thi thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

- Nhượng quyền thương mại chỉ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ thì phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%.
(theo hướng dẫn tại Công văn số 18115/BTC-TCT của Bộ Tài chính)

 

Nộp thuế TNDN
Thu nhập từ chuyển giao công nghệ và chuyển quyền sở hữu trí tuệ là thu nhập khác được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.

Thu nhập tính thuế = Tổng số tiền thu được - giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ - chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển 

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về mô hình kinh doanh Nhượng quyền thương mại, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: