Hiện nay, có 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến là công ty cổ phần và công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên), mỗi loại hình có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình phù hợp. Trong suốt quá trình kinh doanh, khi thay đổi chiến lược và doanh tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu bạn đang thắc mắc về quy trình, thủ tục khi chuyển đổi loại hình; hãy cùng Sài Nam tìm hiểu ngay sau đây!

Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được hướng dẫn tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Loại hình chuyển đổiHình thức chuyển đổi
Công ty TNHH thành Công ty Cổ phầnChuyển đổi mà không huy động vốn, không bán phần vốn góp
Huy động thêm vốn
Bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp
Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH 1 thành viênMột cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tất cả cổ đông còn lại
Một cá nhân/tổ chức( không phải là cổ đông) nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông trong công ty
Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông
Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lênChuyển đổi mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.
Chuyển đổi đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn
Chuyển đổi đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn
Chuyển đổi khi Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông

Lưu ý: Khi thực hiện chuyển đổi, công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi

Trình tự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày (15 ngày khi Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. 

Bước 2: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan Đăng ký kinh doanh nhận đầy đủ hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ- CP như sau:

Trường hợpHồ sơ
Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên1. Hồ sơ  đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty TNHH 1 thành viên, không bao gồm  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chi tiết hồ sơ quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
2. Hợp đồng chuyển nhượng (hoặc cho tặng) phần vốn góp
3. Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp 
4. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 
Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên1. Hồ sơ  đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chi tiết hồ sơ quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
2. Hợp đồng chuyển nhượng (hoặc cho tặng) phần vốn góp; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty
3. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình công ty
4. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại1. Hồ sơ  đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty TNHH và công ty cổ phần không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chi tiết hồ sơ quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
2. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư
3. Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty
4. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới
5. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tư vấn thuế Sài Nam

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.

Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.