HƯỚNG DẪN TRA CỨU NỢ THUẾ ĐIỆN TỬ
Tiền nợ thuế là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định. Tính đến ngày 31/10/2022 tổng số tiền thuế còn nợ lên đến 125.996 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021). Có thể thấy còn nhiều khó khăn vướng mắc khiến cho doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ thuế kịp thời. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ hướng dẫn tra cứu nợ thuế trên phương diện điện tử để người nộp thuế dễ dàng theo dõi.
1. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Việt Nam
Nguồn thu thuế do cơ quan nào quản lý thì được tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan đó. Tiếp theo đây cùng đến với nội dung chính của bài viết này
2. Tra cứu nợ thuế thu từ nội địa
Thuế nội địa là các khoản thuế có phạm vi ảnh hưởng đến các đối tượng công dân, hoạt động và tài sản trong nước do Tổng cục thuế quản lý, các sắc thuế chủ yếu gồm: Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân và lệ phí môn bài
- Tra cứu nợ thuế đối với cá nhân
Bước 1: Điền thông tin
- Truy cập vào trang thông tin của Tổng cục thuế tra cứu thông người nộp thuế theo đường link: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
- Nhập các thông tin theo yêu cầu bên dưới để thực hiện đăng nhập và tiến hành tra cứu
Lưu ý: Cần nhập chính xác mã số thuế của người nộp thuế và mã xác nhận
Bước 2: Hướng dẫn các đề mục
Sau bước đăng nhập: chọn mục Tra cứu => sau đó chọn tiếp mục Số thuế còn phải nộp.
Chọn xem lần lượt các đề mục
- Chọn thời gian cần tra cứu theo định dạng ngày/tháng tại mục Kỳ tính thuế và bấm chọn Tra cứu.
- Tại mục Loại thuế nhấp chuột vào hình mũi tên chỉ hướng xuống để xem chi tiết từng loại thuế
- Nếu muốn xem số còn nợ của tất cả loại thuế, nhấp chọn Tất cả tại mục Loại thuế
- Tra cứu nợ thuế đối với doanh nghiệp
Bước 1: Điền thông tin
- Truy cập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế theo đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn
- Đăng nhập tại phần dành cho Doanh nghiệp bên góc phải màn hình
Nhập thông tin chính xác theo yêu cầu của hệ thống bao gồm:
+ Tên đăng nhập: mã số thuế doanh nghiệp, bắt buộc phải thêm hậu tố “-pl” ở phía sau.
+ Mật khẩu
+ Mã xác nhận
Bước 2: Chọn thông tin
Sau bước đăng nhập: chọn mục Tra cứu => sau đó chọn tiếp mục Số thuế còn phải nộp
Bước 3: Hướng dẫn các đề mục
- Chọn Kỳ tính thuế và Loại thuế cần tra cứu
- Chọn thời gian cần tra cứu theo định dạng ngày/tháng tại mục Kỳ tính thuế và bấm chọn Tra cứu.
- Tại mục Loại thuế nhấp chuột vào hình mũi tên chỉ hướng xuống để xem chi tiết từng loại thuế
- Nếu muốn xem số còn nợ của tất cả loại thuế, nhấp chọn Tất cả tại mục Loại thuế
Để tiện tra cứu hơn, tại cột nội dung kinh tế nên biết được ý nghĩa của 1 số mã như:
3. Tra cứu nợ thuế hải quan
Thuế hải quan là nghĩa vụ thuế đối với cá nhân, tổ chức thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam và phải thực hiện kê khai, tính thuế xuất nhập khẩu tại nơi làm thủ tục hải quan do Tổng cục hải quan quản lý.
Bước 1: Chuẩn bị thông tin
- Truy cập vào trang thông tin của Tổng cục thuế theo đường link: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp.
- Điền thông tin theo yêu cầu để thực hiện đăng nhập
Lưu ý: Cần nhập chính xác Mã số thuế của người nộp thuế và Mã xác nhận
- Tiếp theo chọn vào mục Tra cứu sẽ cho ra kết quả của tất cả các chi nhánh cùng với Chứng minh nhân dân/Căn cước của người đại diện.
Bước 2: Thực hiện tra cứu
Truy cập vào trang điện tử của Tổng cục hải quan theo đường link và chọn mục Tra cứu nợ thuế.
Bước 3: Phân tích kết quả
Các thông tin được hiển thị: Chi cục mở tờ khai, số tờ khai, số tiền nợ thuế, loại tiền đang nợ… Mức độ nợ thuế được hiển thị thông qua màu sắc..
4. Rủi ro khi nợ thuế
Việc nộp thuế cho cơ quan nhà nước là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện của doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan thuế ra những chế tài đối với các doanh nghiệp nợ thuế để tránh rủi ro về việc thất thu ngân sách nhà nước:
- Trước tiên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính khi chậm nộp thuế.
- Đối với các doanh nghiệp nợ thuế từ 91 ngày trở lên, cơ quan thuế sẽ cưỡng chế nợ thuế. Theo điều 18 Thông tư 129/2013/NĐ-CP, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Doanh nghiệp cần chú ý thực hiện nghĩa vụ thuế đúng thời hạn vì khi bị cơ quan thuế cưỡng chế ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ bị phạt tiền mà sẽ xảy ra nhiều rủi ro pháp lý.
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách tra cứu số thuế còn nợ bằng phương tiện điện tử, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: