MỨC PHẠT VỚI HÀNH VI VI PHẠM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG


Thị trường lao động luôn diễn ra rất sôi nổi, tuy nhiên người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc. Theo quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về công việc, tiền lương, điều kiện lao động cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động không đúng quy định có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ về một số hành vi vi phạm khi giao kết hợp đồng lao động. 
 

1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019:
- Việc giao kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa đôi bên, trung thực và thiện chí.
- Các bên có nhu cầu được giao kết hợp đồng một cách tự do nhưng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội.

 

2. Các loại hợp đồng lao động
Có 2 loại hợp đồng lao động đang được áp dụng hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: loại hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực)

 

3. Hình thức giao kết hợp đồng
Theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức, bao gồm:
- Giao kết bằng văn bản (được sử dụng phổ biến nhất vì có cơ sở để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao kết)
- Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
- Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (chỉ áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng)

 

4. Nội dung của hợp đồng lao động
Theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động bao gồm:

  • Thông tin của người sử dụng lao động (tên, địa chỉ, chức danh của người giao kết)
  • Thông tin của người lao động (họ tên, nơi cư trú, giới tính, số CCCD/hộ chiếu..)
  • Công việc và địa điểm làm việc
  • Thời hạn của hợp đồng lao động
  • Mức lương, hình thức, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
  • BHXH, BHYT, BHTN
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

 

5. Mức phạt với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
Hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Hành vi Mức phạt

Biện pháp khắc phục

1. Không giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động có thời hạn làm việc từ đủ 1 tháng trở lên, với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
2. Giao kết không đúng loại hợp đồng hoặc không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động với người lao động

+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động
+ Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

1. Người sử dụng lao động buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động
2. Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động 

- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động
- Buộc người lao động dùng tiền hoặc tài sản đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng lao động
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng - Người sử dụng lao động buộc phải trả lại bản chính giấy tờ đã giữ của người lao động
- Người sử dụng lao động buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức thì phạt gấp đôi (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
 

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về xử phạt đối với các vi phạm khi giao kết hợp đồng, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: