Logo là nhãn hiệu doanh nghiệp, được thể hiện dưới dạng hình ảnh bao gồm chữ cái, ký tự, hình ảnh…Logo được sử dụng để tiếp cận người dùng qua tiếp cận bằng thị giác, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu cụ thể là logo ảnh hưởng phần lớn đến quyết định chi tiêu của người tiêu dùng vì mỗi logo gắn liền với câu chuyện của mỗi doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp càng lớn thì giá trị thương hiệu càng lớn. Hiện nay rất phổ biến tình trạng đạo nhái logo để đánh lừa khách hàng mua hàng. Để tránh việc đạo nhái và những tranh chấp về pháp lý, cần thiết phải đăng ký logo doanh nghiệp theo pháp luật về luật sở hữu trí tuệ.

Quy định về logo doanh nghiệp

Logo doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới dạng ký tự hoặc hình ảnh, là đặc điểm nhận diện riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đăng ký logo doanh nghiệp theo pháp luật về sở hữu trí tuệ để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Logo được bảo hộ quyền tác giả nếu thuộc các loại sau: (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ)

Thể loạiĐặc điểm
Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng– Thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật 
– Không dễ dàng tạo ra bởi đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng 
– Tạo dáng bên ngoài không bắt buộc phải thể hiện chức năng của sản phẩm. 
Nhãn hiệuDấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký logo doanh nghiệp

Có 2 loại logo được bảo hộ quyền tác giả nên doanh nghiệp có thể đăng ký logo bàng 2 hình thức tương ứng:

Cùng tìm hiểu thủ tục đăng ký ngay sau đây!

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Hinh thức nộp đơn: nộp trực tiếp/ gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra tính hợp lệ về hình thức đối với đơn

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Xem thêm về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.

Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ:

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

Vậy nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

Giá trị bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu sẽ cao hơn so với ăng ký tác phẩm mỹ thuật vì:

Do đó, doanh nghiệp cân nhắc để lựa chọn hình thức phù hợp.

Vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ

Việc sử dụng Logo doanh nghiệp không xin phép được xem là hành vi vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và sẽ bị xử lý theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP như sau:

Bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm sẽ có mức phạt khác nhau.

Mức phạtHành vi
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồngGiá trị hàng hóa dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồngGiá trị hàng hóa dịch vụ vi phạm từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồngGiá trị hàng hóa dịch vụ vi phạm từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tư vấn thuế Sài Nam

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về những quy định liên quan khi sử dụng logo doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ Sài Nam theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

Với 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về Kế toán – Thuế – Pháp lý doanh nghiệp, Sài Nam cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *