VĂN BẢN HƯỚNG DẪN TẠM THỜI TRƯỜNG HỢP TẠM DỪNG ĐÓNG VÀO QUỸ HƯU TRÍ , TỬ TUẤT
Căn cứ vào chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính Phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Công văn số 797/LĐTBXH-BHXH ngày 09/03/2020 của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19; Công văn số 860/BHXH-BT ngafy17/03/3030 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, BHXH Thành phố tạm thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ( gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiêp thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, dệt may, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (22%) khi có một trong các điều kiện sau:
+ Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động ó mặt trước khi dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
+ Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra ( không kể giá trị tài sản là đất)
2. Thời gian được tạm dừng đóng:
Doanh nghiệp đủ điều kiện được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 06/2020. Đến hết tháng 06/2020, trong trường hợp dịch Covid-19 chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị, BHXH Thành phố sẽ tiếp tục giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 12/2020.
3. Hồ sơ và thủ tục:
- Doanh nghiệp liên hệ cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc liên hệ với cơ quan Tài chính xác định giá trị tài sản bị thiệt hại được tính so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại theo đúng quy định tại Khoản 1 điều 88 luật BHXH năm 2014, các Khoản 1,2,3 và 4 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 28 Thông tư số 59/2018/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã Hội.
- Danh nghiệp lập hồ sơ gửi cho cơ quan BHXH theo phiếu giao nhận 600a, kèm văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất để được giải quyết.
4. Trong thời gian được tạm dừng đóng, doanh nghiệp vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với tỷ lệ là 10% quỹ tiền lương.
Trường hợp người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì doanh nghiệp đóng đủ tiền BHXH, BHYT,BHTN,BHTNLĐ-BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
5. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, doanh nghiệp tiếp tục đóng BHXH, BHYT,BHTN,BHTNLĐ-BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Nguồn Sài Nam-Theo BHXH Tp.HCM