Hiện đang dự thảo mở rộng phạm vi đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc để đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội cho người lao động. Để biết đối tượng nào được đề xuất tham gia, cùng Sài Nam khám phá ngay sau đây!

1. Những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc hiện nay

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay những nhóm đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc:

  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động (có thời gian và không thời hạn); trừ trường hợp trong tháng có từ 14 ngày trở lên nghỉ việc không hưởng lương.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức.
  3. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  6. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  7. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
  8. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  9. Lao động ngoài làm việc tại Việt Nam (có giấy phép lao động + hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam)

2. Đề xuất bổ sung 5 nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc

Tại sao đề xuất mở rộng đối tượng tham BHXH bắt buộc?

Mục tiêu của bảo hiểm xã hội là đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, vì vậy mà Cơ quan BHXH luôn hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương.

Tuy nhiên, việc vận động tham gia hiện nay còn nhiều hạn chế, có nhiều đối tượng lao động nhưng không nằm trong trong diện tham gia BHXH bắt buộc

Do đó,  để đảm bảo chính sách an sinh được phủ rộng trên cả nước, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

  • Đối với hộ kinh doanh: 

Theo quy định, có 02 nhóm hộ kinh doanh: 

(i) Hộ kinh doanh phải đăng ký hộ kinh doanh

(ii) Hộ không phải đăng ký hộ kinh doanh (hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định, có thu nhập thấp)

Theo quy định của Luật BHXH 2014, chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Không bàn đến hộ không phải đăng ký hộ kinh doanh nhưng đối với hộ phải đăng ký kinh doanh, chủ hộ có thu nhập ổn định hơn nhưng không tham gia BHXH, số lượng hộ phải đăng ký kinh doanh hiện nay lên đến gần 2 triệu hộ. 

=> Cần phải bổ sung đối tượng này vào những trường hợp tham gia BHXH vì chiếm một số lượng không nhỏ, nếu không sẽ đi ngược lại với mục tiêu của chính sách BHXH.

  • Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:
  • Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2022, có 270.346 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là 270.346 người, đây không phải là một con số nhỏ nhưng đối tượng này chỉ thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (theo quy định của Luật BHXH 2014)
  • Hiện nay, quỹ phụ cấp để chỉ trả hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được Ngân sách Trung ương khoán chi như đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nhưng chỉ có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phai tham gia BHXH bắt buộc.
  • Đối với người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không hưởng lương:

Theo quy định tại Luật BHXH 2014, chỉ có người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng tiền lương mới tham gia BHXH bắt buộc, còn không có quy định bắt buộc tham gia đối với đối với người quản lý không hưởng tiền lương.

Căn cứ thực trạng trên, để đảm bảo đời sống của người lao động trong sự thay đổi của quan hệ lao động và phát triển kinh tế-xã hội, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với 5 nhóm lao động sau:

(1) Chủ hộ kinh doanh của hộ có đăng ký kinh doanh 

(2) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

(3) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương

(4) Người lao động làm việc không trọn thời gian (chế độ làm việc linh hoạt)

(5) Người lao động làm việc theo thỏa thuận bằng tên gọi khác (không thể hiện tên là Hợp đồng lao động) nhưng nội dung của thỏa thuận có quy định về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.

Tư vấn thuế Sài Nam

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về đề xuất bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông báo mới nhất,

Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.