1. Mức phạt hành vi vi phạm khi thành lập doanh nghiệp
Những thủ tục sau thành lập (sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) rất quan trọng, Sài Nam liệt kê một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Vấn đề | Quy định | Mức phạt nếu vi phạm |
Treo bảng hiệu | Doanh nghiệp khi thành lập phải treo bảng hiệu tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp (theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020) | Phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng (theo Điều 52 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP) |
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh | Khi có thay đổi thông tin so với nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi (Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020) | Phạt tiền từ 3.000.000 đến 30.000.000 đồng (theo Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) |
Ngành nghề và điều kiện kinh doanh | Doanh nghiệp muốn kinh doanh những ngành nghề có điều kiện được quy định tại phụ lục IV Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đủ điều kiện hoạt động với các cơ quan chuyên ngành và bảo đảm đáp ứng điều kiện trong suốt quá trình hoạt động, nếu không sẽ bị cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu tạm ngừng hoạt động và bị xử phạt. | - Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 khi kinh doanh ngành, nghề có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh |
Đăng ký thay đổi vốn điều lệ khi không góp đủ vốn | Quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không góp đủ số vốn, cổ phần theo cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi không thực hiện điều chỉnh vốn theo quy định |
Thông báo khi tạm ngừng kinh doanh | Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy định | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn. |
2. Một số việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
- Treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp
- Mua Chữ ký số + Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123
- Mở Tài khoản Ngân hàng + Thông báo Tài khoản Ngân hàng + Đăng ký nộp thuế điện tử thông qua Tài khoản Ngân hàng
- Lập hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế
- Nộp tờ khai thuế môn bài (thành lập năm đầu được miễn tiền thuế môn bài theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ)
- Báo cáo thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN hàng tháng/quý: hạn chốt ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh hoặc ngày 30 của tháng liền kề tháng phát sinh
- Báo cáo thống kê hàng tháng (nộp trước ngày 10 của tháng tiếp theo). Hàng năm nộp báo cáo tài chính cho phòng thống kê Quận/Huyện.
- Thiết lập hệ thống sổ sách Kế toán của Doanh nghiệp theo quy định Luật kế toán
- Đăng ký lao động, thang bảng lương, đăng ký BHXH, BHYT
- Nộp quyết toán thuế TNDN, TNCN cho cơ quan thuế
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Để tránh những sai sót trong quá trình thành lập ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Sài Nam là một giải pháp tối ưu, vừa nhanh chóng lại chính xác và tiết kiệm chi phí. Liên hệ ngay để được hỗ trợ!
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.