Việc giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn. Có nhiều lý do khiến một doanh nghiệp quyết định giải thể, như không thể đảm bảo hoạt động hiệu quả, thua lỗ liên tục, không còn nhu cầu hoặc sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Trước khi giải thể, doanh nghiệp phải hoàn tất một số nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ về thuế. Do đó, trước khi hoàn thành các nghĩa vụ liên quan để giải thể, doanh nghiệp sẽ gặp một số hạn chế, Cùng Sài Nam tìm hiểu ở bài viết này!
1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
- Doanh nghiệp không có quyết định gia hạn thời hạn hoạt động khi thời hạn ghi trong Điều lệ công ty đã kết thúc
- Doanh nghiệp có quyết định giải thể
- Không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 06 tháng liên tục (không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều kiện giải thể: Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác
Lưu ý: Các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN và các quyền lợi khác của người lao động theo hợp đồng lao động/thỏa ước lao động tập thể
- Nợ thuế
- Các khoản nợ khác
2. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp
Vì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp nên người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động được quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp
- Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Nếu vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được quy định tài Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo giải thể doanh nghiệp (Phụ lục II-22 theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (nợ thuế, nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN)
4. Trình tự giải thể doanh nghiệp
Trình tự giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Điều 207, 208 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp, quyết định bao gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Lý do giải thể
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị
Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản
Chủ DNTN, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác)
Bước 3: Gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thông qua quyết định và phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Bước 4: Thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác
Các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN và các quyền lợi khác của người lao động theo hợp đồng lao động/thỏa ước lao động tập thể
- Nợ thuế
- Các khoản nợ khác
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần
Nếu còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì doanh nghiệp phải gửi phương án giải quyết nợ có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ kèm theo quyết định giải thể.
Bước 5: Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp
Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những hoạt động bị cấm khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.