Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024. Cùng Sài Nam tìm hiểu sau đây!
1. Tính cấp thiết của chính sách giảm thuế
Dịch Covid-19 đi qua đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh kinh tế và người sống người dân.
Cùng nhìn qua sau đại dịch chúng ta còn lại gì?
- Sức mua giảm đáng kể sau Tết Nguyên Đán: tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 5.2%. Trong đó doanh thu bán hàng giảm 8,3%, lưu trú ăn uống giảm 3,2%, du lịch lữ hành giảm 27,1%.
- Tăng 19,9% số doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường so với 9 tháng đầu năm 2022.
- Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%.
Đây là một điều rất đáng quan ngại, cầu giảm kéo theo cung giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đủ nguồn cầu nhưng lại phải gồng gánh nhiều chi phí.
Sau dịch, Nhà nước đã hỗ trợ những gì?
Giai đoạn phục hồi sau đại dịch là giai đoạn rất quan trọng để doanh nghiệp chuyển mình, trong giai đoạn này cần có những tác động phù hợp để ổn định hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ về thuế đánh thẳng vào sự phục hồi của nền kinh tế. Từ năm 2020 đến nay: Tổng giá trị tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng.
Điểm qua một số chính sách nổi bật:
- Năm 2022: Chính sách giảm thuế suất GTGT từ 10% còn 8%
- Năm 2023:
- 6 tháng cuối năm 2023: Chính sách giảm thuế suất GTGT từ 10% còn 8%
- Gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất
Có những thay đổi gì sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ?
Tại sao lựa chọn giảm thuế GTGT:
Thuế Giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên hàng hóa, dịch vụ ở hầu hết các khâu từ sản xuất, kinh doanh thương mại cho đến tiêu dùng. Phần thuế GTGT đã được tính vào giá thành sản phẩm nên thực chất người tiêu dùng cuối cùng là người gánh chịu thuế, người bán được hiểu có vai trò thay nhà nước thu khoản thuế này và nộp vào Ngân sách. Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có mua hàng hóa, nguyên liệu ở khâu mua vào và bán hàng hóa, dịch vụ ở khu bán ra thì phải nộp thuế GTGT vì đối tượng chịu tác động của loại thuế này là hàng hóa, dịch vụ.
Vì vậy, hỗ trợ về thuế GTGT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và tăng khả năng kích cầu.
Những thành công đạt được:
- Chỉ số GDP quý II/2023 và quý III/2023 cao hơn quý I/2023
- Tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, chấm dứt đà suy giảm kể từ tháng 01/2023:
- Từ tháng 7/2023: tăng 7.1%
- Tháng 8/2023: tăng 7.6%
- Tháng 9: tăng 7.5%
Việc giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Tuy nhiên, mặc dù đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng sau thời gian dài chống chịu với đại dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn.
Trước khó khăn đó, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
2. Đề xuất chính sách giảm thuế năm 2024
Tiếp nối thành công của những năm trước, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất chính sách giảm thuế GTGT cho 6 tháng đầu năm của năm 2024.
Ngân sách dự kiến: giảm thu NSNN khoảng 25 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,175 nghìn tỷ/tháng, trong đó, giảm thu khâu nội địa là 2.700 tỷ đồng; giảm thu khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng).
Nội dung đề xuất: tiếp tục giảm thuế GTGT như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101/2023/QH15.
Mức giảm thuế GTGT:
Giảm 2% thuế GTGT (từ 10% còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc đối tượng được giảm thuế.
Đối tượng áp dụng:
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
+ Viễn thông, công nghệ thông tin,
+ Hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản
+ Kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế
+ Sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thời gian dự kiến áp dụng: từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/06/2024
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về đề xuất giảm thuế Giá trị gia tăng, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới nhất.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.