MENU

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

06 Tháng Giêng

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP


Để tham gia vào hoạt động kinh doanh thì việc thành lập công ty là một trong những thủ tục đầu tiên để thương nhân bước chân gia nhập thị trường. Theo số liệu thống kế từ Cổng thông tin quốc gia, trong vòng 3 tháng từ tháng 9/2022 - 11/2022 có hơn 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Điều này đủ chứng minh được những tiềm năng cũng như lợi ích to lớn mà việc thành lập doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư.
 

1. Về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo  Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào bảng so sánh dưới đây để chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập.

Loại hình Ưu điểm Nhược điểm
Công ty cổ phần - Phạm vi hoạt động rộng
- Cơ cấu vốn linh hoạt vì được phát hành cổ phiếu
- Khả năng huy động vốn cao vì không giới hạn số lượng cổ đông
- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với phần vốn góp, giảm rủi ro cho cổ đông.
- Bị ràng buộc chặt chẽ về pháp luật, chế độ kế toán
- Việc quản lý và điều hành công ty phức tạp do có nhiều cổ đông và việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng.

 
Công ty TNHH 1 thành viên - Chỉ có 1 chủ sở hữu nên chủ sở hữu được toàn quyền quyết định hoạt động công ty
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số vốn điều lệ
- Quy định về chuyển nhượng vốn chặt chẽ giúp dễ kiểm soát
- Không được phát hành cổ phiếu, hạn chế khả năng huy động vốn
- Tiền lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp
- Khi muốn huy động thêm vốn góp của cá nhân khác phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Không được rút vốn trực tiếp mà phải chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác (quy định chuyển nhượng rất chặt chẽ)

 
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên - Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng số vốn góp.
- Quy định về chuyển nhượng vốn chặt chẽ giúp dễ kiểm soát.

 
- Không được phát hành cổ phiếu, hạn chế khả năng huy động vốn
- Giới hạn số lượng thành viên công ty là 50 người
Công ty hợp danh - Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp
- Khả năng vay vốn cao do có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh

 
- Rủi ro của thành viên hợp danh cao vì phải chịu trách nhiệm vô hạn
- Không được phát hành chứng khoán, hạn chế khả năng huy động vốn

 
Doanh nghiệp tư nhân

- Chỉ có 1 chủ sở hữu nên chủ sở hữu được toàn quyền quyết định hoạt động công ty
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu tạo dựng niềm tin với khách hàng
- Chủ sở hữu doanh có quyền bán lại, chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.

- Rủi ro của chủ sở hữu cao vì phải chịu trách nhiệm vô hạn
- Không được phát hành chứng khoán, hạn chế khả năng huy động vốn
- Chủ sở hữu doanh nghiệp không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phiếu công ty cổ phần

 

2. Về vốn khi thành lập doanh nghiệp
Hiện tại pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ của ngành nghề đó. Khi đăng ký vốn điều lệ, doanh nghiệp có thể lưu ý một số điều sau:

  • Vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài của doanh nghiệp

   + Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên: Thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng
   + Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 3.000.000 đồng

  • Không góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết trong vòng 90 ngày có thể bị xử phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất
  • Vốn điều lệ ảnh hưởng đến cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp

   + Mức vốn điều lệ quá thấp: ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, đối tác và khó khăn hơn khi vay vốn từ ngân hàng. 
   + Mức vốn điều lệ quá cao: phải chịu trách trách nhiệm bằng nhiều tài sản hơn, rủi ro cao cho chủ sở hữu doanh nghiệp/thành viên góp vốn. 
⇒ Từ những lưu ý trên, doanh nghiệp nên đăng ký số vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính và quy mô của doanh nghiệp. 


3. Về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Cần lưu ý những đối tượng nào được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn, thành lập và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam ngoại trừ những đối tượng sau:
- Cá nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân; chưa đủ 18 tuổi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân lạm dụng tài sản Nhà nước để kinh doanh trục lợi 
- Cán bộ, công chức, viên chức 
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Cấm đăng ký thành lập hoặc quản lý công ty trong vòng 03 năm với người từng giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp đã bị tuyên bố phá sản 
- Cá nhân nắm giữ chức vụ và quyền hạn cao trong bộ máy Nhà nước các cấp không có quyền thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp


3. Về địa chỉ đặt trụ sở

Căn cứ theo luật Doanh nghiệp 2020 và luật Nhà ở 2014:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Được đặt trụ sở ở nhà đất 
- Nếu đặt trụ sở ở chung cư chỉ được đặt tại các phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt, không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư để ở.
- Nếu đặt trụ sở tại một nơi nhưng hoạt động tại một nơi thì phải thành lập địa điểm kinh doanh tại nơi hoạt động để không bị cơ quan thuế nghi ngờ có rủi ro thuế.

Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động hỗ trợ pháp lý thành lập công ty, Kế toán - Thuế, Sài Nam tự hào là một trong những đơn vị uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Hãy liên hệ ngay với Sài Nam để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tư vấn thuế Sài Nam
 

Sending mail

Đăng ký tư vấn thông tin

© Copyright 2022 ketoansainam.com
Designed byViễn Nam
image