Thường xuyên cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là một quá trình quan trọng và cần thiết, giúp hiểu rõ về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Là cơ sở để cơ quan kinh doanh, cơ quan thuế quản lý việc kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ vào Ngân sách Nhà nước của các cơ sở kinh doanh, bên cạnh đó còn giúp cho các đối tác, nhà đầu tư ra các quyết định kinh doanh. Một doanh nghiệp từ khi hình thành, thay đổi, hay chấm dứt tư cách pháp nhân đều phải được công khai thông tin, qua đó có thể thấy tầm quan trọng của thông tin về tình trạng pháp lý doanh nghiệp. Cùng Sài Nam tìm hiểu ngay sau đây!

1. Những tình trạng pháp lý nào của doanh nghiệp được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có 07 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

  1. Đang hoạt động
  2. Tạm ngừng kinh doanh
  3. Không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh
  4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế
  5. Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập
  6. Đang làm thủ tục phá sản
  7. Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại

2. Đặc điểm của những tình trạng này là gì?

Thực chất, 2 tình trạng cần quan tâm là việc doanh nghiệp có đang hoạt động hay không. Do đó, trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ thể hiện doanh nghiệp “đang hoạt động” hoặc không hoạt động (tạm ngưng hoặc ngừng hoạt động). Cụ thể được quy định tại Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Tình trạngĐặc điểm
Đang hoạt độngSau khi doanh nghiệp thành lập và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanhVì nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho hoạt động kinh doanh không thể duy trì, doanh nghiệp có thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong một khoản thời gian sau đó hoạt động trở lại khi đã ổn định hơn.
Khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tình trạng pháp lý của doanh doanh nghiệp sẽ chuyển sang trạng thái “Tạm ngừng kinh doanh”.
Khi doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng kýDoanh nghiệp không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký qua xác minh của Cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành có liên quan.
Cơ quan quản lý thuế cập nhật tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký thuế có kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp căn cứ vào thông tin do Cơ quan thuế quản lý cung cấp.
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuếDoanh nghiệp bị Cơ quan thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính  về quản lý thuế, theo đề nghị của Cơ quan thuế Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó trên Cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ cập nhật tình trạng của doanh nghiệp là “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế”.
Ngày cập nhật tình trạng: ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế”: ngày Phòng Đăng ký kinh doanh khôi phục lại tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (theo văn bản đề nghị của Cơ quan quản lý thuế)
Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhậpPhòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:
- Doanh nghiệp đã có quyết định giá thể (hoặc bị giải thể theo quyết định của Tòa án)
- Doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế về thuế)
- Doanh nghiệp đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Đang làm thủ tục phá sảnDoanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán có thể mở thủ tục phá sản để chấm dứt hoạt động, Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý sẽ chuyển thành “Đang làm thủ tục phá sản” trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tạiPhòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp:
- Đã hoàn thành thủ tục giải thể
- Đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án
- Doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập

Tư vấn thuế Sài Nam

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.

Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.