THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
Vốn là một phần quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp được góp vào bởi các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với cá nhân sở hữu phần vốn, khi chuyển nhượng phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ quy định về thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn.
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Cá nhân khi chuyển nhượng vốn phải có chịu thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ chuyển nhượng.
Trong đó:
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 25/2018/TT-BTC), quy định vốn bao gồm:
- Vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
- Chứng khoán, bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán.
2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 25/2018/TT-BTC) hướng dẫn như sau:
Đối với chuyển nhượng phần vốn góp
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20% |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua phần vốn chuyển nhượng - Chi phí liên quan |
+ Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ: giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ.
+ Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam: giá chuyển nhượng được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
- Giá chuyển nhượng: số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn (cơ quan thuế sẽ ấn định giá chuyển nhượng nếu trong hợp đồng chuyển nhượng không quy định hoặc quy định không phù hợp về giá thanh toán)
- Giá mua: trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn, bao gồm:
Loại vốn góp |
Cơ sở ghi xác định giá mua |
Phần vốn góp thành lập doanh nghiệp |
Trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ |
Phần vốn góp bổ sung |
Trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ |
Phần vốn do mua lại |
Căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp (cơ quan thuế sẽ ấn định giá chuyển nhượng nếu trong hợp đồng mua lại không quy định hoặc quy định không phù hợp về giá thanh toán) |
Phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn |
- Các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn:
+ Chi phí làm thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
+ Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
+ Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
Lưu ý: Chi phí này để được loại ra khỏi thu nhập tính thuế TNCN phải đáp ứng điều kiện:
+ Thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn,
+ Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế: kể từ lúc hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. (Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn)
Đối với chuyển nhượng chứng khoán
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 0,1% |
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế: giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
- Giá chuyển nhượng chứng khoán:
Loại chứng khoán |
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế |
Chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán |
Thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. |
Chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán (chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán) |
Thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán |
Chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu |
Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực |
Trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn |
Thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn |
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Riêng đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu:
- Khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu: chưa phải nộp thuế TNCN
- Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này: phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
+ Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán: tính theo công thức trên
+ Thuế TNCN từ đầu tư vốn:
Thuế TNCN phải nộp = Giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán (hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận x Mệnh giá cổ phiếu) x Thuế suất 5% |
Trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn mệnh giá thì tính thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
3. Quy định về khai thuế TNCN
- Kỳ kê khai: Theo từng lần phát sinh
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: chậm nhất là ngày 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế
- Hồ sơ khai thuế: (Căn cứ Mục 9.4 của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
- Tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn mẫu 04/CNV-TNCN (ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC)
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
- Chứng từ thanh toán
- Tài liệu xác định giá trị phần vốn góp theo sổ sách kế toán (Giấy xác nhận phần vốn góp của người bán/Hợp đồng chuyển nhượng khi mua…)
- Tài liệu chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp
- CMND/CCCD của người bán
Tư vấn thuế Sài Nam
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy định khấu trừ thuế TNCN, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: