Thuế Giá trị gia tăng là một trong những loại thuế chính yếu trong biểu đồ thu thuế vì phạm vi đánh thuế rộng. Gần đây, Bộ Tài chính đề xuất một số thay đổi về Thuế Giá trị gia tăng để phù hợp với tình hình thực tế. Hãy cùng Sài Nam tìm hiểu những đề xuất này ngay sau đây!
Bộ tài chính đề xuất nhiều nội dung tại Tờ trình Về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi. Trong đó có 3 nội dung cần quan tâm, bao gồm:
Đề xuất 1: Mở rộng cơ sở thu thuế
Hiện nay có 3 mức thuế suất thuế GTGT chủ yếu: 0%, 5% và 10% và các đối tượng không chịu thuế GTGT
Đề xuất mở rộng phạm vi thu thuế bằng cách thu hẹp đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%, cụ thể:
Về phạm vi đối tượng không chịu thuế
Theo quy định hiện hành, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho lợi ích công cộng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT như phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập; dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng.
⇒ Tuy nhiên, xu hướng xã hội hóa ngày phổ biến, điều này có nghĩa là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cũng đã tham gia cung cấp những dịch vụ này. Xét thấy không còn phù hợp với tình hình thực tế, đề xuất loại những hàng hóa, dịch vụ kể trên khỏi đối tượng không chịu thuế GTGTVề phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT 5%
Theo quy định hiện hành, một số hàng hóa, dịch vụ được hưởng ưu đãi thuế GTGT với mức thuế suất 5% bao gồm: hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim…
Cũng như đã nêu trên, những hàng hóa, dịch vụ này cũng đã được xã hội hóa mạnh mẽ, vì vậy nên được xem như những mặt hàng thông thường. Thêm vào đó, việc xây dựng xu hướng tiến tới áp dụng một mức thuế suất đang được nhiều quốc gia quan tâm. Dựa vào số liệu thống kê của IMF, có tới khoảng một nửa trong số các nước được khảo sát áp dụng biểu thuế suất một mức (không tính thuế suất 0% cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu) trong đó phần lớn là các nước ASEAN; ⅓ các nước áp dụng hai mức thuế suất và chỉ có khoảng ⅕ các nước áp dụng nhiều hơn hai mức thuế suất.
⇒ Do đó, đề xuất áp dụng thuế suất 10% thay vì 5% cho những hàng hóa, dịch vụ kể trên để đảm bảo mức thuế được áp dụng đúng đối tượng và phù hợp với xu hướng chung của thế giới.Đề xuất 2: Thay đổi quy định về thanh toán trong việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư 26/2015/TT-BTC), cơ sở kinh doanh để được khấu trừ thuế GTGT cần đáp ứng những điều kiện sau:
Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào
Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên
Hàng hóa, sản phẩm làm ra thuộc diện chịu thuế GTGT
Việc thanh toán qua ngân hàng làm căn cứ để chứng minh các giao dịch mua thật bán thật của doanh nghiệp (tránh trường hợp khai khống chi phí), do đó đối với các hóa đơn có giá trị lớn (từ 20 triệu trở lên) chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là một điều kiện bắt buộc.
Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện nhiều doanh nghiệp gian lận thuế GTGT bằng cách chia nhỏ thành nhiều hóa đơn có giá trị thanh toán nhỏ hơn 20 triệu và chia thành nhiều ngày trả tiền khác nhau, để được khấu trừ thuế và tránh bị kiểm soát thanh toán qua ngân hàng.
⇒ Do đó, nhằm thúc đẩy môi trường minh bạch trong các giao dịch mua bán của doanh nghiệp và ngăn chặn gian lận trong việc thực hiện khấu trừ thuế GTGT, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào cần phải thanh toán qua ngân hàng, thấp hơn 20 triệu để không còn tình trạng chia nhỏ hóa đơn.Đề xuất 3: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 13 Luật thuế Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016):
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì không được hoàn thuế mà khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp thường xuyên phát sinh số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra và qua nhiều kỳ vẫn chưa được khấu trừ hết như sản xuất hàng hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT 5% nhưng hàng hóa, dịch vụ đầu vào chịu thuế GTGT 10%. Số thuế chưa được khấu trừ hết lũy kế ngày càng nhiều khiến cho các doanh nghiệp bị áp lực về vốn đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
⇒ Do đó, Bộ Tài chính đề xuất cần xem xét lại quy định về hoàn thuế đối với trường hợp trên để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tư vấn thuế Sài Nam
Sài Nam luôn cập nhật kịp thời và nhanh chóng những thay đổi trong chính sách để người nộp thuế năm và thực hiện đúng nhất. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo khi có văn bản chính thức.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp:
Nếu Quý Khách hàng đang gặp phải các vấn đề về Kế Toán - Thuế
trong quá trình Kinh Doanh và Thành lập Doanh nghiệp, liên hệ ngay với Sài Nam để được tư vấn cụ thể hơn nhé!