08 KHOẢN CHI PHÚC LỢI ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ


Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC, 08 khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động sau đây được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
 

1. Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
2. Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.
3. Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.
4. Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.
5. Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
6. Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.
7. Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động không được vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người và được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
8. Những khoản chi phúc lợi khác.
 

Tổng số khoản chi phúc lợi cho người lao động nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

01 tháng lương bình quân thực tế = Quỹ tiền lương trong năm :

12 tháng


Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng :

01 tháng lương bình quân thực tế = Quỹ tiền lương trong năm :

Số tháng thực tế hoạt động

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Ví dụ: Doanh nghiệp A trong năm có quỹ lương thực tế thực hiện là 120 triệu đồng thì 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp như sau: (120.000.000 đồng : 12 tháng) = 10.000.000 đồng.

Tư vấn thuế Sài Nam