DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột của việc thực hiện an sinh xã hội. Do đó, những quy định pháp luật về BHXH luôn được thay đổi, cải thiện để tối đa hóa lợi ích cho người lao động. Ngày 28/05/2023 vừa qua đã có Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội nhằm sửa đổi, bổ sung những đề xuất có lợi cho người lao động. Ở bài viết này, Sài Nam sẽ điểm qua một số đề xuất nổi bật.
1. Bổ sung người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được hưởng hưởng các chế độ ốm đau, thai sản
Căn cứ theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản bao gồm các đối tượng sau:
Người lao động là công dân Việt Nam
- Người làm việc theo hợp đồng lao động (kể cả hợp đồng lao động ký kết với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật):
- Không xác định thời hạn
- Có xác định thời hạn (có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng)
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề và có hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên (trừ trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người đủ tuổi nghỉ hưu)
Theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chiếu theo quy định trên đối tượng này lại không có trong danh mục được hưởng chế độ ốm đau,thai sản.
Do đó, dự thảo đề xuất người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được hưởng đầy đủ quyền lợi của chế độ BHXH như các đối tượng khác, bao gồm cả chế độ về ốm đau, thai sản.
2. Bổ sung chế độ trợ cấp thai sản đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ theo Điều 4 Luật BHXH 2014, chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện như sau:
Chế độ NLĐ được hưởng |
BHXH bắt buộc | BHXH tự nguyện |
Ốm đau |
✔️ | |
Thai sản |
✔️ | |
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
✔️ | |
Hưu trí |
✔️ | ✔️ |
Tử tuất |
✔️ | ✔️ |
Sau khi đối chiếu với bảng trên, có thể thấy người lao động tham gia BHXH tự nguyện bị giới hạn nhiều về quyền lợi, chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Nhận thấy đây là một thiệt thòi rất lớn đối với người lao động nên dự thảo đề xuất người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản với mức trợ cấp là 2.000.000 đồng cho một con mới sinh nếu đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng trợ cấp thai sản
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng trợ cấp.
3. Giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu
Căn cứ theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), để được hưởng lương hưu, người lao động cần đáp ứng được 2 điều kiện cơ bản:
Chỉ trong quý I năm 2023 đã có hơn 1 triệu người lao động rơi vào tình cảnh thất nghiệp khi còn đang trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng phải cởi bỏ chiếc áo kinh doanh để trả mặt bằng trên các con đường sầm uất dẫn đến “làn sóng” sa thải, cắt giảm giờ công ngày càng nhiều.
Trước tình cảnh trên, nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, dự thảo luật BHXH đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.
4. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội
Tại dự thảo, một chế độ mới được đề xuất là chế độ trợ cấp hưu trí xã hội
- Đối tượng được hưởng: công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Xem thêm về độ tuổi nghỉ hưu năm 2023.
- Quyền lợi người lao động nhận được đối với chế độ trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất như sau:
Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng |
Mức hưởng: 500.000 đồng/người/tháng |
Bảo hiểm y tế |
Được hưởng BHYT theo quy định |
Trợ cấp mai táng |
Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội qua đời thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng một lần |
5. Bổ sung đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con
Đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Luật BHXH 2014 |
Dự thảo luật BHXH |
- Lao động nữ sinh con |
- Lao động nữ sinh con |
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất bổ sung lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ vào danh mục đối tượng được trợ cấp 1 lần khi sinh con khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Đối với lao động nữ mang thai hộ:
- Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
- Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ (nếu lao động nữ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định): đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ (nếu lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định): đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm lao động nữ mang thai hộ sinh con.
- Đối với người chồng của lao động nữ mang thai hộ (nếu lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định): đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm lao động nữ mang thai hộ sinh con.
6. Đề xuất mới về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam
Đối với lao động nam khi có vợ sinh con cũng được nghỉ theo chế độ thai sản, tuy nhiên theo luật BHXH 2014 quy định thời gian gian nghỉ còn khá cứng ngắc, do đó dự thảo luật BHXH đề xuất cho lao động nam được linh động sắp xếp thời gian nghỉ và được nghỉ thành nhiều lần miễn là vẫn trong khoảng thời gian được quy định.
Theo Khoản 2 Điều 58 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam đang tham gia BHXH khi có vợ sinh con như sau:
- Tối đa 05 ngày làm việc
- Tối đa 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Tối đa 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc
- Tối đa 04 ngày làm việc khi vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật, từ sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: tính trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, trường hợp người lao động nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định
Tư vấn thuế Sài Nam
Sài Nam luôn cập nhật kịp thời và nhanh chóng những thay đổi trong chính sách để người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo khi có văn bản chính thức.
Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán - Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp: