03 TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC SA THẢI NLĐ


Lao động luôn là thành phần tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sử dụng, giao kết cũng như chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) phải được tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, theo Bộ luật lao động quy định trong một số trường hợp thì doanh nghiệp không được tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động (NLĐ). Ở bài viết này, Sài Nam sẽ chia sẻ thông tin về những trường hợp này, doanh nghiệp cần chú ý để tránh những mâu thuẫn không đáng có.

 

1. Trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động (NLĐ)

Theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định những trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) như sau:











Trường hợp

Căn cứ đánh giá

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc

Công việc quy định theo HĐLĐ, đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được quy định trong quy chế của doanh nghiệp. 

Lưu ý: quy chế đánh chế công việc đánh giá công việc do doanh nghiệp ban hành nhưng phải được tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian quy định nhưng chưa hồi phục khả năng lao động

Lưu ý: Khi NLĐ hồi phục sức khỏe thì  doanh nghiệp xem xét tiếp tục giao kết HĐLĐ.

Khoảng thời gian điều trị theo quy định căn cứ vào thời hạn của HĐLĐ như sau:

– HĐLĐ không thời hạn: 12 tháng liên tục

– HĐLĐ có thời hạn từ 12 đến 36 tháng: 6 tháng liên tục

– HĐLĐ dưới 12 tháng: thời gian điều trị quá nửa thời hạn HĐLĐ.

Do những lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn

Doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc

Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định

Không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày tạm hoãn thực hiện hợp đồng

Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng

Bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ khi có thỏa thuận khác

Xem thêm: Bảng tính tuổi nghỉ hưu của NLĐ năm 2023

Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân khi ký HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

 


Việc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải được thông báo trước cho người lao động, số ngày cần thông báo trước được quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 như sau:







Thời hạn HĐLĐ

Thời hạn cần báo trước

Không xác định thời hạn

Ít nhất 45 ngày

Có thời hạn từ 12 đến 36 tháng

Ít nhất 30 ngày

Có thời hạn dưới 12 tháng

Ít nhất 03 ngày

Lưu ý: Không cần báo trước đối với trường hợp NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian quy định hoặc tự ý bỏ việc.

 

2. Những trường hợp doanh nghiệp không được chấm dứt HĐLĐ với NLĐ

Bên trên là những trường hợp doanh nghiệp (người sử dụng lao động) được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những có 03 trường hợp doanh nghiệp tuyệt đối không được chấm dứt HĐLĐ (hiểu nôm na là “đuổi việc”) với NLĐ trong 03 trường hợp dù bất kỳ lý do gì, 03 trường hợp này được quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2019 như sau:

Trường hợp 1: Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền (trừ trường hợp đã điều trị trong khoảng thời gian quy định nhưng vẫn chưa hồi phục khả năng lao động)

Trường hợp 2: Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được doanh nghiệp đồng ý.

Trường hợp 3: Người lao động nữ đang mang thai, đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc NLĐ nghỉ vì lý do kết hôn, trừ trường hợp:

  • Người sử dụng lao động là cá nhân: đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự
  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân: đã chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện pháp luật, người được ủy quyền đại diện pháp luật theo thông báo của cơ quan kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh.

Xem thêm: Mức phạt khi doanh nghiệp sa thải NLĐ trong thời gian đang mang thai

 

3. Nghĩa vụ khi doanh nghiệp đuổi việc NLĐ trong 03 trường hợp trên

Việc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng lao động với người lao động nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp trên vì bất cứ lý do gì cũng được xem là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nên doanh nghiệp phải có nghĩa vụ:

Doanh nghiệp là người sử dụng lao động phải nhận NLĐ làm việc trở lại theo HĐLĐ đã giao kết và trả các khoản tiền sau:

  • Tiền lương và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày NLĐ không được làm việc và 
  • Trả thêm một khoản khác cho NLĐ ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Đối với NLĐ: sau khi được nhận lại làm việc phải hoàn trả cho doanh nghiệp các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (nếu có nhận)

Lưu ý: 

– Trường hợp NLĐ vẫn muốn làm việc mà không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

– Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ ngoài khoản tiền phải trả nêu trên, để chấm dứt HĐLĐ.

– Trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì  hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ (ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ) ngoài khoản tiền doanh nghiệp phải trả cho NLĐ và trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo quy định nêu trên để chấm dứt HĐLĐ.

Tư vấn thuế Sài Nam


Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về một số quy định liên quan đến việc sử dụng lao động, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ cho Sài Nam để được giải đáp.

Với kinh nghiệm hơn 9 năm cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Kế toán – Thuế Sài Nam cam đoan sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Những dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *