Người mua là cá nhân kinh doanh không lấy hóa đơn thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Quy định về xuất hóa đơn
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn để giao cho người mua (kể cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng..), chỉ có một trường hợp không phải xuất hóa đơn là hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh
– Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từng lần từ 200.000 đồng trở lên: bên bán vẫn phải lập hóa đơn kể cả người mua không lấy, trên hóa đơn ghi nội dung “người mua không lấy hoá đơn” (không bắt buộc phải có thông tin người mua trên hóa đơn)
– Riêng đối với một số trường hợp đặc thù như cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ hoặc bán lẻ xăng dầu, khách hàng không lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh lập chung một hóa đơn cho những giao dịch người mua không lấy hóa đơn

Xử phạt khi không xuất hóa đơn
Theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với các hành vi:

  • Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Không lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên, trừ hàng hóa luân chuyển hoặc tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
– Không lập hóa đơn và bị cơ quan thuế phát hiện hành vi trốn, gian lận thuế: phạt từ 1-3 lần trên số thuế trốn

Tư vấn thuế Sài Nam

Liên hệ với chúng tôi