Khi thực hiện giao dịch mua bán có bắt buộc ký hợp đồng bằng văn bản không?

Trả lời:

Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được ký kết dựa trên 2 văn bản pháp luật đó là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại.

  • Theo Bộ luật dân sự 2015: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. (Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản).
  • Theo Luật Thương mại 2005: Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể

⇒ Không quy định khi nào việc mua bán hàng hóa bắt buộc phải ký hợp động và ký theo hình thức nào (bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể) Việc ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản với giá trị bao nhiêu trở lên là tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và quy chế chi tiêu nội bộ của công ty. 

*Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, đối với giao dịch có giá trị lớn, doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở để xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.

Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản

1. Hợp đồng lao động, trừ trường hợp hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng thì hai bên có thể giao kết bằng lời nói (theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019)

2. Hợp đồng xây dựng (theo khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014)

3. Hợp đồng tín dụng (Điều 23 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

4. Hợp đồng giao dịch về bất động sản: cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.

5. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa (theo Điều 249 và Điều 251 Luật Thương mại 2005)

6. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá (theo khoản 1 Điều 185 và khoản 1 Điều 193 Luật Thương mại 2005)

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Tư vấn thuế Sài Nam

Liên hệ với chúng tôi