Hướng dẫn về lập hóa đơn khi người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng?

Trả lời:

Theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (kể cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ TRỪ trường hợp:

  • Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất
  • Hàng hóa xuất để cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa

Thời điểm lập hóa đơn: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa 

⇒ Do đó, khi người mua trả lại hàng do không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, phần hàng hóa đó không còn thuộc sở hữu của người mua mà được chuyển giao lại cho người bán nên người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh thể hiện số hàng hàng bán thực tế.

Để nắm rõ hơn về vấn đề này, Tổng Cục Thuế ban hành Công văn 8999/CTTPHCM-TTHT ngày 19/07/2023 hướng dẫn như sau:

Về việc lập hóa đơn:

  • Người bán đã xuất hoá đơn và người mua đã nhận hàng, 
  • Sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá

⇒ Người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.

Về thuế suất thuế GTGT:

  • Đối với trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 thuộc đối tượng giảm thuế GTGT với thuế suất 8%
  • Sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa với thuế suất thuế GTGT 8%.

Tư vấn thuế Sài Nam

Liên hệ với chúng tôi